Cây thảo cao 1 - 1,5m, có lông nhung lởm chởm, với lông rải rác ở khắp các bộ phận của cây. Lá có phiến hình tim tròn, đường kính 4 - 5cm, có 5 thuỳ tù hay nhọn, có răng đều đều; gân gốc 5; lá kèm nhọn, cao 5mm. Hoa màu hồng nhạt, có khi gần như trắng có đường kính 1cm, không cuống ở nách lá; lá đài phụ 3, hẹp; cánh hoa dài 5mm, ống nhị ngắn; nhuỵ có 10 lá noãn. Quả nang có 10 khía, mỗi khía chứa 1 hạt.
Hạt, cành lá và rễ - Semen, Ramulus et Radix Malvae. Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, chỉ mới gặp cây mọc hoang ở Lai Châu. Thu hái vào mùa xuân, phơi trong râm. Rễ lá thu hái quanh năm.
Hạt có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu, làm xuống sữa, nhuận tràng. Cành, lá có vị ngọt tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Rễ có vị ngọi tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí.
Hạt dùng chữa trị đại tiện bí, trệ thai, sỏi đường tiết niệu. Cây lá dùng chữa nạn sản, viêm nhiễm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho. Rễ dùng chữa thiếu sữa. Ở Trung Quốc và Ân Độ, lá và thân non dùng làm rau ăn với các thức ăn khác xem như là lợi tiêu hoá và thường dùng cho phụ nữ sắp sinh đẻ. Tro lá cũng còn dùng tán bột làm Thuốc trị bệnh ghẻ. Người ta dùng rễ cây làm Thuốc gây nôn trong bệnh ho gà của trẻ em.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
bí đại tiểu tiện cây thuốc chữa bí đại tiểu tiện chữa bí đại tiểu tiện đông quỳ thuốc chữa bí đại tiểu tiện