Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dùng bã cà phê để cầm máu vết thương được không, câu trả lời có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy

Một nghiên cứu đã chứng minh sự giảm lưu lượng máu đến các đầu ngón tay ở những người uống cà phê. Nhưng vẫn chưa rõ liệu caffeine trong bã cà phê bôi tại chỗ có tạo ra tác dụng co mạch tương tự hay không.

Vết thương chảy máu có thể gây tổn thương đặc biệt cho những người không thể kiểm soát nó tại nhà bằng cách chườm hoặc băng ép. Điều này còn phức tạp hơn bởi thực tế là hàng triệu người đang sử dụng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa đột quỵ hoặc điều trị cục máu đông.

Những tác động làm loãng máu này không dễ dàng đảo ngược và những bệnh nhân bị chấn thương tưởng chừng như vô hại có thể cần được chăm sóc ở mức độ cao trong phòng cấp cứu.

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người đã thử nhiều phương pháp điều trị tại nhà để kiểm soát chảy máu trước khi quyết định đến phòng cấp cứu. Một trong những cách thú vị nhất mà các bác sĩ từng thấy là đắp bã cà phê vào vết thương đang chảy máu.

Những người này không thể đưa ra lý do tại sao mà chỉ nghĩ rằng nó có tác dụng và nên dùng thử. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, bã cà phê đã giúp cầm máu một cách hiệu quả.

Caffeine trong cà phê được biết đến là một chất co mạch, hoặc một thứ có khả năng làm giảm lưu lượng máu.

Vậy tại sao bã cà phê lại giúp kiểm soát chảy máu?

Caffeine trong cà phê được biết đến là một chất co mạch, hoặc một thứ có khả năng làm giảm lưu lượng máu. Trong phòng cấp cứu, các bác sĩ tiêm epinephrine, chất co mạch mạnh cùng với lidocaine gây tê cục bộ để kiểm soát chảy máu ở vết thương.

Một nghiên cứu đã chứng minh sự giảm lưu lượng máu đến các đầu ngón tay ở những người uống cà phê. Nhưng vẫn chưa rõ liệu caffeine trong bã cà phê bôi tại chỗ có tạo ra tác dụng co mạch tương tự hay không.

Có nhiều khả năng việc kiểm soát chảy máu sẽ đạt được bằng cách đắp trực tiếp bã cà phê vào vết thương. Điều này tương tự như những gì các bác sĩ khuyên mọi người nên làm ở nhà và những gì các bác sĩ sẽ làm trong phòng cấp cứu - ép mạnh bằng gạc vô trùng trực tiếp vào vết thương trong 15 phút liên tục. Cũng có thể bã cà phê hấp thụ một số dịch rỉ ra và giúp kiểm soát chảy máu.

Các chuyên gia không khuyến khích việc đắp bã cà phê hoặc các chất vô trùng khác vào vết thương.

Bạn có nên băng vết thương đang chảy máu bằng cà phê?

Trong khi lợi ích của việc uống cà phê thường xuyên đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết và bệnh tim, các chuyên gia không khuyến khích việc đắp bã cà phê hoặc các chất vô trùng khác vào vết thương.

Mục tiêu chính khi bị thương là rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và các dị vật khác để giảm thiểu nhiễm trùng, sau đó là ép cứng trực tiếp trong 15 phút. Đối với vết cắt và vết thương nhỏ hơn, điều này là đủ. Khi máu đã ngừng chảy, hãy kiểm tra vết thương. Nếu cẩn thận, hãy bôi kem kháng sinh lên vết cắt và cố định bằng băng.

Nếu vết thương sâu hoặc bị nhiễm trùng, chảy máu không được kiểm soát hoặc nếu bạn đang sử dụng chất làm loãng máu, bạn cần được kiểm tra, khâu vết thương hoặc giúp cầm máu.

Những người bị tiểu đường hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch, có vết thương ở vùng nguy cơ cao ở mặt, tay hoặc chân, hoặc vết thương do vết cắt sẽ cần dùng kháng sinh. Ngoài ra, mọi người cũng nên tiêm phòng uốn ván nếu đã hơn 5 năm kể từ lần tiêm vaccine gần nhất.

Xem thêm:

Thuốc điều trị COVID-19 mới có hiệu quả cứu sống 94% người mắc bệnh nặng

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/dung-ba-ca-phe-de-cam-mau-vet-thuong-duoc-khong-cau-tra-loi-co-the-se-khien-ban-ngac-nhien-day-32864/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY