Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đừng bao giờ xử trí vết thương như thế này, nếu không bạn sẽ bị nhiễm trùng nguy hiểm

Nếu không cẩn thận, da có thể bị trầy xước, thâm tím. Khi đối mặt với vết thương, mọi người ngay lập tức sát trùng và cầm máu. Nhiều phương pháp truyền miệng được sử dụng như bôi muối hoặc nước bọt để khử trùng vết thương, đắp rau rừng hoặc cỏ dại lên vết thương.

Tuy nhiên, những phương pháp chữa vết thương này không đáng tin cậy, và sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

1. Dùng muối

Không thể phủ nhận rằng muối có tác dụng ức chế sự sinh sản của vi khuẩn, nhưng nó không thể được sử dụng như một chất khử trùng, đặc biệt là không dùng trên cơ thể người.

Những phương pháp chữa vết thương này không đáng tin cậy, và sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Muối có khả năng thúc đẩy sự mất nước của mô và gây ra những cơn đau dữ dội. Rắc muối lên vết thương sẽ khiến nước thấm ra quá nhiều gây cô đặc máu, trường hợp nặng có thể hoại tử tế bào da.

Ngoài ra muối thấm vào máu còn làm tăng hàm lượng ion natri trong máu, gây tăng natri huyết, cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nguy hiểm nhất là gây sốc.

2. Đắp cỏ dại hoặc rau dại

Nhai hoặc giã nhỏ cỏ dại hoặc rau dại rồi đắp trực tiếp lên vết thương, tuy có tác dụng khử trùng, tiêu độc nhưng một số loại cỏ dại hoặc rau dại không sạch sẽ khiến vi sinh vật theo vết thương xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng nặng và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

Nhai hoặc giã nhỏ cỏ dại hoặc rau dại rồi đắp trực tiếp lên vết thương có thể gây nhiễm trùng.

3. Bôi nước bọt

Mọi người đều biết rằng nước bọt có chứa các enzym diệt khuẩn, nhưng tác dụng của nó là rất ít. Tuy nhiên, nước bọt cũng chứa nhiều vi khuẩn, đặc biệt là ở những người bị bệnh răng miệng, chẳng hạn như loét miệng, viêm nha chu hoặc sâu răng,… Nước bọt chứa nhiều vi khuẩn hơn, có thể gây nhiễm trùng vết thương.

4. Bôi thuốc tím hoặc thuốc đỏ

Nhiều gia đình chuẩn bị những lọ thuốc màu đỏ hoặc tím để đề phòng những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, loại trước có tác dụng diệt khuẩn không đạt yêu cầu, còn chứa các ion thủy ngân gây độc cho cơ thể, loại sau chỉ phù hợp với da không bị tổn thương, tác dụng diệt khuẩn cũng rất yếu.

Ngoài ra, bôi thuốc đỏ hoặc thuốc tím có thể che đậy tình trạng thực sự của vết thương và ảnh hưởng đến phán đoán của bác sĩ.

Việc điều trị dựa trên kích thước và mức độ nghiêm trọng của vết thương, nếu vết thương nhỏ và nông, có thể rửa bằng nước hoặc nước muối sinh lý thông thường. Sử dụng gạc ướt để loại bỏ máu và bụi bẩn trên vết thương.

Nếu vết thương sâu hoặc lớn, bị đâm, ngoài việc rửa sạch bằng nước oxy già, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Bạn cũng nên chú ý hơn đến vết thương, nếu xung quanh vết thương bị sưng đỏ, đau nhức kéo dài, vết thương chảy mủ và đổi màu, hoặc vết thương có mùi hôi tanh thì có nghĩa là vết thương đã bị nhiễm trùng, bạn nên đi khám và xử trí tại cơ sở y tế ngay lập tức.

Xem thêm: Cách đo huyết áp phổ biến có thể khiến hàng triệu người bỏ qua nguy cơ mắc bệnh chết người

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/dung-bao-gio-xu-tri-vet-thuong-nhu-the-nay-neu-khong-ban-se-bi-nhiem-trung-nguy-hiem-35640/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY