Những ai đang phải hàng ngày đối diện với căn bệnh này thực sự mới thấu hiểu nỗi khổ mà nó mang lại. Để giúp người bệnh nhanh chóng khỏi, Sức khỏe gia đình sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện nhất về bệnh hắc lào cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh.
Hắc lào là bệnh gì?
Hắc lào (còn gọi là lác) là từ dân gian được sử dụng để chỉ bệnh ngoài da do vi nấm gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là hai loại: trychophyton và epidermophyton. Đây là một bệnh da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ.
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào
Nguyên nhân mắc bệnh hắc lào là vệ sinh thân thể kém, ít tắm gội trong khi cơ thể có nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi nấm dễ dàng gây bệnh. Bơi lội tại vùng có nước bẩn, là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh. Qua con đường lây nhiễm từ người này sang người khác (tiếp xúc da - da, hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ sinh hoạt, quan hệ tình dục với người nhiễm).
Những ai thường mắc phải hắc lào?
Mặc dù ai cũng có thể bị hắc lào, nhưng một số trường hợp có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn. Bạn có nguy cơ bị hắc lào cao hơn nếu:
- Nhỏ hơn 15 tuổi
- Sống ở nơi đông người và ẩm thấp
- Tiếp xúc với người hoặc động vật bị hắc lào
- Dùng chung quần áo, ga giường chiếu gối hoặc khăn tắm với người bị hắc lào
- Tham gia các môn thể thao tiếp xúc da trực tiếp như đấu vật
- Mặc quần áo chật
- Hệ miễn dịch kém
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh hắc lào
Hai dấu hiệu nổi bật của bệnh hắc lào là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có viền bờ giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương, vết trên da tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền). Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, hắc lào còn có thể gặp ở chân tay, ngực, lưng...
Khi bệnh không được điều trị đúng sẽ dễ dàng bị bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống.
Phân biệt hắc lào với các bệnh khác
Tổn thương của hắc lào có hình tròn như đồng xu hoặc hình vòng cung vì nấm có khuynh phương thức lan nhiễm ra xung quanh.
Bờ của thương tổn là các mụn nước không to như rôm, kèm theo có vảy da mỏng. Trung tâm thương tổn rất thường lành.
Viêm da thần kinh
Căn nguyên đầu tiên chưa rõ ràng , chỉ biết rằng ngứa, gãi, dày da và lichen hoá là một vòng luẩn quẩn làm với bệnh lý nặng tăng cường .
Vị trí tổn thương thường gặp ở của nhiễm khuẩn da thần kinh là: phía sau bên của cổ, nếp gấp cổ chân, cổ tay, ở vùng sinh dục.
Bệnh hăm da
Bệnh hăm da (Intertrigo) là tình trạng nổi mẩn đỏ, u hạt lan tỏa, bong vảy tại các nếp gấp da như nách, cổ, háng (bẹn), kẽ ngón của bàn tay, chân.
Cách điều trị bệnh hắc lào
Để điều trị dứt điểm hắc lào, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: điều trị đủ thời gian, thường từ 2-4 tuần; giữ da khô sạch, tránh gãi; không nên mặc quần áo quá bí; nên vệ sinh vùng da thường xuyên; áo quần, khăn tắm phải giặt, phơi nắng, ủi kỹ ở mặt bên trong.
Điều trị hắc lào bằng phương pháp dân gian
Ngày xưa, ông bà ta đã truyền nhau cách chữa trị bênh hắc nào bằng những thứ có sẵn xung quanh như chuối tiêu xanh, gáo dừa,…
Chuối xanh trị bệnh hắc lào: Lấy một trái chuối tiêu xanh, đem cắt thành từng lát mỏng. Vệ sinh sạch vùng da bị hắc lào và dùng móng tay cạo nhẹ ra rồi xát chuối xanh lên để cho mủ chuối tự khô trên da. Làm như vậy 2 lần một ngày, nếu kiên trì sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả trị bệnh.
Dùng gáo dừa chữa hắc lào: lấy một mảnh gáo dừa đem đốt lấy nhựa bôi vào vị trí hắc lào liên tục khoảng 3 ngày. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong dân gian và trở thành bí quyết “vàng” mỗi khi ai đó bị bệnh hắc lào.
Điều trị hắc lào bằng mật ong: Thoa mật ong lên vùng da bị hắc lào có thể giúp loại bỏ hoặc ngăn hắc lào tái phát. Cách này còn giúp giảm viêm do hắc lào. Thoa một ít mật ong đã hâm hơi ấm trực tiếp lên vùng da bị hắc lào, hoặc phết một lớp mật ong lên băng gạc rồi đắp lên vùng da nhiễm nấm. Thay băng gạc hoặc thoa mật ong lại hai lần mỗi ngày cho đến khi hắc lào thuyên giảm.
Điều trị hắc lào bằng tỏi: Tỏi có đặc tính kháng nấm, có thể giúp tiêu diệt nấm gây ra bệnh hắc lào. Lột vỏ tỏi rồi cắt thành từng lát mỏng. Đặt lát tỏi trực tiếp lên vùng da nhiễm nấm rồi dùng băng gạc quấn lại. Quấn tỏi qua đêm và áp dụng cách này mỗi đêm cho đến khi hắc lào biến mất.
Thoa giấm táo: Tương tự như tỏi, giấm táo có đặc tính chữa bệnh. Thoa giấm táo trực tiếp lên vùng da bị hắc lào trong vài ngày có thể giúp tiêu diệt nấm. Thấm ướt miếng bông gòn trong giấm táo rồi thoa lên vùng da hắc lào. Lặp lại quy trình 3-5 lần mỗi ngày, trong vòng 1-3 ngày.
Dùng hỗn hợp làm khô vùng da bị hắc lào. Hỗn hợp muối và giấm có thể tiêu diệt nấm. Trộn muối với giấm để tạo thành hỗn hợp rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị hắc lào. Để hỗn hợp trên da khoảng 5 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Có thể mất khoảng 1 tuần thì hỗn hợp muối và giấm mới có thể tiêu diệt nấm. Thoa hỗn hợp lên vùng da bị hắc lào khoảng 1 tuần và xem hỗn hợp có giúp giảm tình trạng nhiễm trùng không
Tuy nhiên, với sự thích ứng và tiến hóa ngày càng phức tạp của loại vi nấm này mà những cách trên chỉ hiệu quả khi người mắc bệnh phát hiện và điều trị sớm.
Sử dụng thuốc để điều trị hắc lào
Hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa hắc lào theo phương pháp “trong uống ngoài xoa”. Về thuốc bôi có cồn iod 1-2%, BSI, ASA, Antimycose; nhóm thuốc chứa gốc Azole, chứa chất Terbinafine. Về thuốc uống có các loại: Griseofulvin, Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine...
Những loại thuốc như ASA, BSA, BSI... có tác dụng tốt nhưng gây lột da, đau rát, có thể làm sạm da. Hiện nay trên thị trường đã có những loại thuốc mới, có thể bôi hoặc uống, có ưu điểm là không màu, mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau nhưng có thể gây ra dị ứng nhẹ.
Lưu ý: không nên bôi các loại thuốc bôi có chất corticoid vì đây là loại làm che giấu triệu chứng bệnh và khi bôi lâu dài sẽ dễ đưa đến tác dụng phụ như teo da, rạn da, làm mất thẩm mỹ và không chữa trị khỏi được.
Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần có thể phải dùng thuốc chống nấm dạng uống hiện cũng đang rất phổ biến. Tuy nhiên, việc dùng thuốc gì và liều lượng như thế nào cần phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và chỉ định, nếu tự ý dùng có thể đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn.
Lời khuyên dành cho người bệnh hắc lào
Khi dùng thuốc điều trị hắc lào, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm và bảo đảm kết quả điều trị như: điều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2-3 lần) cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục thoa thuốc ít nhất hai tuần nữa để tránh tái phát.
Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên tái khám bác sĩ. Khi bôi thuốc cũng phải theo hướng dẫn, vì nếu bôi thuốc không đúng (bôi thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non...) có thể làm bệnh càng lây lan hơn hoặc gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội... Trong một số ít trường hợp có thể gây nhiễm khuẩn, đi lại khó khăn.
Nguyên nhân nhiễm vi nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc corticoid, dẫn đến nhiễm bệnh nấm “cơ hội” (do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn, còn thuốc corticoid làm giảm sự đề kháng nên các vi nấm có điều kiện tăng sinh). Vì vậy, mọi người nên từ bỏ thói quen dùng thuốc bừa bãi để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Để hạn chế bệnh hắc lào tái phát, bên cạnh việc dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, mùng mền, chiếu gối... bằng cách luộc nước sôi 100 độ C trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm. Không mặc chung quần áo với người khác, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Phòng ngừa hắc lào
Giữ vệ sinh sạch sẽ. Vệ sinh sạch sẽ là bước quan trọng để phòng ngừa và điều trị hắc lào. Các biện pháp đơn giản như rửa tay hay dùng riêng vật dụng cá nhân có thể giúp tránh lây lan hắc lào cho người khác và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vệ sinh da sạch sẽ. Hắc lào là hệ quả từ ký sinh trùng sinh sôi nhờ ăn tế bào da. Rửa tay thường xuyên và tắm gội hàng ngày có thể giúp ngăn hắc lào tái phát. Dùng xà phòng và nước để rửa sạch da sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào các bề mặt công cộng. Mang dép xỏ ngón hoặc giày đi trong nhà tắm khi tắm ở phòng tập thể hình hoặc đến phòng thay đồ chung.
Giữ da khô hoàn toàn. Môi trường ẩm ướt có thể kích thích sự phát triển của hắc lào. Bạn cần đảm bảo giữ da khô hoàn toàn bằng cách dùng khăn tắm hoặc để da khô tự nhiên sau khi bơi lội hoặc tắm. Cách này giúp tránh tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển. Bột Talc hoặc bột ngô, bột gạo có thể giữ da khô, không đọng nước hoặc dính mồ hôi. Dùng sản phẩm khử mùi và kiểm soát mồ hôi để giữ vùng da dưới cánh tay luôn khô ráo, nhờ đó ngăn ngừa hắc lào.
Tránh tiếp xúc. Hắc lào có tính lây nhiễm cao nên bạn cần tránh dùng chung vật dụng cá nhân. Cách này giúp phòng ngừa hắc lào hoặc ngăn bệnh tái phát. Cất riêng khăn tắm, ga giường chiếu gối và quần áo của người bệnh. Lược chải đầu cũng có thể lây lan hắc lào.
Mặc quần áo mát, rộng rãi. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết và chọn trang phục nhiều lớp để đề phòng thay đổi thời tiết. Cách này giúp ngăn đổ mồ hôi - yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho hắc lào. Mặc quần áo mềm, nhẹ vào mùa hè. Chọn chất liệu vải như cotton giúp da dễ thở. Mặc quần áo nhiều lớp vào mùa đông hoặc khi giao mùa. Mặc quần áo nhiều lớp sẽ dễ cởi bớt khi bạn thấy nóng, nhờ đó ngăn chặn tình trạng đổ mồ hôi - yếu tố kích thích môi trường thuận lợi cho hắc lào. Cân nhắc các chất liệu vải như len Merino để giữ cơ thể luôn ấm và khô thoáng.
Phong Vũ
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: