Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đừng vội bỏ đi sau khi đi tiểu, cẩn thận nếu 8 mùi này xuất hiện

Trong trường hợp bình thường, nước tiểu vừa thải ra ngoài chỉ có mùi khai, sau khi để quá lâu nó tạo ra mùi ammoniac. Nhưng bạn hãy cảnh giác nếu trong nước tiểu xuất hiện 8 mùi này.

1. Mùi tanh

Nhiễm trùng hệ tiết niệu làm cho nước tiểu đục và có mùi tanh, nhất là trong viêm bể thận và viêm bàng quang. Đặc biệt, mùi nước tiểu như mùi thức ăn hư hỏng cần được bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt để loại trừ khả năng mắc bệnh.

Nhiễm trùng hệ tiết niệu làm cho nước tiểu đục và có mùi tanh, nhất là trong viêm bể thận và viêm bàng quang.

2. Mùi phân

Nước tiểu có mùi phân làm gia tăng nghi ngờ về lỗ rò vesicocolic. Nhiễm trùng hệ thống tiết niệu nhiều lần có nguy cơ khiến phân trong ruột đi qua lỗ rò và vào bàng quang, khiến nước tiểu có mùi giống như phân.

3. Mùi amoniac

Thông thường nước tiểu để quá lâu sẽ sinh ra mùi amoniac, nếu nước tiểu vừa thải ra ngoài có mùi amoniac hăng và kèm theo bọt khí thì bạn nên cảnh giác với tình trạng nhiễm khuẩn, thường gặp nhất là viêm bàng quang.

4. Mùi hăng

Nước tiểu có mùi hăng, kèm theo nước tiểu có màu và đục bất thường hãy coi chừng sỏi thận. Nguyên nhân là do nồng độ độc tố và hóa chất trong nước tiểu cao.

5. Hương vị táo

Nước tiểu toát ra mùi táo thối cần được xem xét ngay lập tức, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường.

Nước tiểu toát ra mùi táo thối cần được xem xét ngay lập tức, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường.

6. Mùi trái cây ngọt ngào

Thông thường nước tiểu của những người bị bệnh thận và nhiễm độc niệu có vị ngọt. Tình trạng này nếu không được điều trị nghiêm túc sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy nếu nhận thấy nước tiểu của mình có mùi trái cây ngọt ngào thì hãy đến gặp bác sĩ ngay.

7. Mùi lưu huỳnh

Nói chung, ăn quá nhiều măng tây sẽ làm cho nước tiểu có mùi lưu huỳnh. Măng tây chứa axit amin methyl mercaptan, là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein đặc biệt. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách ăn ít măng tây.

Tuy nhiên, tình trạng mất nước cũng khiến nước tiểu có mùi lưu huỳnh. Khi bị mất nước, nước tiểu thải ra cũng ít hơn, làm tăng nồng độ các chất thải, khiến cho nước tiểu có mùi như mùi của lưu huỳnh hoặc amoniac.

8. Mùi nước tiểu chuột

Phenylketonuria niệu là một bệnh rối loạn chuyển hóa, nước tiểu của bệnh nhân có mùi đặc trưng, ​​giống mùi nước tiểu của chuột.

Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người nên uống nhiều nước hơn trong sinh hoạt. Lượng nước uống hàng ngày nên trên 2.000 ml, nước đun sôi là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên bạn nên uống nước vừa phải, không nên uống vô độ sẽ phản tác dụng.

Duy trì cơ cấu khẩu phần ăn hợp lý, ít ăn đồ chiên rán, nhiều muối, nhiều đường, ăn nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và đạm chất lượng cao. Tuân thủ thói quen luyện tập thể dục thể thao vừa sức nhằm duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan nội tạng và nâng cao sức đề kháng.

Khi thấy nước tiểu có mùi bất thường, trước tiên phải nhớ lại thức ăn, thuốc đã ăn và quan sát trong vài ngày. Sau khi ngừng thuốc hoặc thực phẩm mà nước tiểu vẫn có mùi hôi thì cần đến bệnh viện để khám ngay để loại trừ khả năng mắc bệnh.

Xem thêm: Chỉ cần áp dụng 4 cách "lười biếng" sau, chị em sẽ ngày càng trẻ đẹp - khoẻ mạnh

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/dung-voi-bo-di-sau-khi-di-tieu-can-than-neu-8-mui-nay-xuat-hien-35245/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY