Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giải mã những cơn đau nhói ngực

(SKGĐ) Bạn đã bao giờ gặp những cơn đau nhói bất ngờ ở ngực

Ảnh minh họa

Không ít người khi thấy đau nhói ở ngực đã nghĩ ngay rằng mình đang mắc bệnh... tim. Tuy nhiên trên thực thế, không phải cứ đau ngực là mắc bệnh tim. Một số dạng đau ngực không xảy ra do bệnh lý của cơ quan hay bộ phận nào ở ngực, mà là do vấn đề của hệ thần kinh cao cấp. Thuộc nhóm này có các nguyên nhân như rối loạn lo âu, lo sợ, trạng thái tăng thông khí, trầm cảm... Triệu chứng đau ngực do nhóm nguyên nhân này gây ra thường khá mơ hồ ở những mức độ nhẹ, thoáng qua trong chốc lát và thường kèm theo cảm giá nhói đau,khó thở, hồi hộp, mất ngủ...

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta không chú ý đến những cơn đau nhói ngực này nếu chúng xuất hiện khá thường xuyên và kéo dài. Khi đó, rất có thể bạn đang bị:

- Viêm cơ, sụn, xương ở vùng ngực: đau âm ỉ, kéo dài hàng giờ, tăng lên khi vận động thân và tay, khi ấn vào vùng bị viêm...

- Bệnh đường tiêu hoá: viêm dạ dày, thực quản có thể làm đau từ vùng bụng trên lan đến ngực. Đau liên quan đến bữa ăn, đau về đêm khi ngủ, đau âm ỉ có thể kèm những rối loạn tiêu hoá khác như ợ hơi, ợ chua, nóng rát ngực...

- Bệnh phổi: đau ngực thường đi kèm với ho, khạc đàm hoặc khó thở.

Ngoài ra, chúng ta cần hiểu rõ mối liên hệ giữa đau ngực và đau tim. Đau tim theo nghĩa đúng là đang có tổn thương tại tim, nếu không được điều trị có thể dẫn tới suy tim. Suy tim sẽ có các dấu hiệu như khó thở khi làm việc nặng, leo cầu thang... và khi nghỉ ngơi thì giảm rõ. Đau ngực và hồi hộp là những triệu chứng phụ của bệnh suy tim. Cần phân biệt đau nhói ở ngực với đau thắt ngực.

Nếu đau thắt ngực (đau cảm giác như bóp nghẹt, khó thở) kéo dài trên 30 phút, cần cảnh giác với nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường tái diễn nhiều lần, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 2 đến 10 phút. Cơn đau quá ngắn dưới 1 phút hoặc quá dài trên 15 phút, thường không phải là đau thắt ngực.

Những người có nguy cơ đau thắt ngực

- Nam giới chiếm 80%, xuất hiện ở tuổi trên 40. Nữ giới xuất hiện ở tuổi trên 45.

- Người mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.

- Chế độ ăn quá nhiều chất béo.

- Có thói quen hút thuốc lá, ít vận động, hay phải lo nghĩ nhiều.

- Gia đình có người bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Vì những cơn đau nhói ngực có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nên khi thấy hiện tượng đau nhói ngực xuất hiện thường xuyên với mình thì hãy đến thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa hoặc khoa nội tổng quát để phát hiện nguyên nhân và có hướng điều trị.

Ảnh minh họa

Phòng chống cơn đau nhói ngực vì bệnh tim

Một chế độ ăn hợp lý để giúp bạn có thể phòng chống những cơn đau nhói có liên quan đến bệnh tim mạch. Đó là:

- Sử dụng nhiều dầu ôliu hay dầu cải trong chế biến các món ăn hàng ngày.

- Hạn chế sử dụng các loại thịt mỡ động vật và các sản phẩm làm từ sữa.

- Hãy lên thực đơn với món cá béo 2 lần/tuần nhưng thay vì rán hãy kho hoặc ăn gỏi.

- Ăn nhiều ngũ cốc: lúa mỳ, cơm, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, hoa quả và các loại rau giàu chất xơ. Những thực phẩm này hạn chế được sự đồng hoá và dự trữ mỡ của cơ thể, do đó giúp giảm lượng cholesterol và triglixerit trong máu.

- Món tráng miệng: thay bánh ga tô, kem… bằng sữa chua.

- Chế biến nhiều món ăn hàng ngày có sử dụng hành ta, hành tây, chanh, rau thơm… và hạn chế ăn nhiều muối.

- Uống đều đặn mỗi ngày 1 ly rượu vang đỏ. Rượu vang đỏ chứa nhiều chất chống ôxy hoá và tăng lượng cholesterol có lợi cho máu do đó uống đều đặn mội ngày 1 ly rượu giúp bạn phòng các bệnh tim mạch.

- Ăn nhiều hoa quả hàng ngày và ăn nhiều loại quả giúp chống lại các tế báo tự do và hạn chế sự già đi của tế bào.

- Hạn chế ăn đường

- Nói không với rượu mạnh và thuốc lá.

Nguyễn Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/giai-ma-nhung-con-dau-nhoi-nguc-20497/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY