Bạn có biết?
1. Công dụng lớn nhất của giấm là tính sát khuẩn, hạn chế có hiệu quả sự sinh sôi nảy nở và hoạt động của vi khuẩn, có thể phòng tránh được một số bệnh truyền nhiễm ở đường ruột và đường hô hấp.
2. Khi cơ thể mệt mỏi máu cũng như thể dịch sẽ biến đổi mang tính axit, do vậy sau khi vận động mạnh hoặc lao động nặng nhọc, nên ăn đồ ăn có cho tí giấm sẽ có lợi cho việc tiêu trừ mệt mỏi.
3. Mỗi ngày chỉ cần ăn một chút giấm thôi, có thể làm giảm huyết áp từ đó ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch hay tai biến mạch máu não.
4. Thành phần của giấm chủ yếu là axit acetic, ngoài ra còn một số axit hữu cơ như axit latuc, axit malic, axit citric... có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt.
Một số bí quyết khỏe-đẹp từ giấm
Thân hình thon gọn: Trộn mật ong và giấm trắng theo tỉ lệ 1:4. Nếu là sáng sớm sau khi ngủ dậy thì có thể dùng trước bữa ăn sáng khoảng 20 phút và nhớ là phải đánh răng. Nếu là vào bữa trưa hoặc tối có thể dùng ngay sau khi ăn xong. Chú ý nên chọn con giấm tự nhiên được làm từ cao lương, ngô hoặc hoàng đậu, tránh dùng giấm có cho thêm chất hóa học.
Ngăn ngừa cao huyết áp: Lạc, sau khi bóc hết lớp vỏ hồng, ngâm vào giấm, đậy kín hơn 1 tuần (phải đậy kín để tránh lạc bị mốc). Buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ nên ăn từ 3-5 hạt lạc, ăn liền trong 7 ngày.
Tạm biệt thâm quầng mắt: Dùng một lượng sữa tươi vừa đủ, khuấy đều với một chút giấm trắng và nước ấm. Sau đó dùng khăn bông sạch nhúng vào, xoa đều lên vùng xung quanh mắt, massage 3-5 phút, cuối cùng dùng khăn ấm đắp lên hai mắt.
5 kiểu người không nên ăn giấm
Người đang dùng thuốc Tây: Do giấm chua làm thay đổi nồng độ pH trong cơ thể nên sẽ làm hạn chế tác dụng của một số loại thuốc như thuốc có nguồn gốc sulfa trong môi trường axit sẽ gây ra sỏi thận, làm tổn thương thận. Khi uống các loại thuốc có tính kiềm như sodium bicarbonate, magiê oxit, thuốc dạ dầy không nên ăn giấm, vì chất chua trong giấm sẽ trung hòa với tính kiềm của thuốc từ đó làm mất tác dụng của thuốc.
Người uống thuốc ra mồ hôi: Vì giấm có tính hội tụ nên sẽ có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc ra mồ hôi, khiến cho hiệu quả của những thuốc ra mồ hôi bị giảm đi.
Người mắc bệnh đau dạ dày và dạ dày có quá nhiều axit: Do giấm chứa quá nhiều axit hữu cơ và kích thích dạ dày tiết nhiều acid nên giấm không những làm mòn lớp niêm mạc dạ dày mà còn làm nặng thêm bệnh viêm loét dạ dày.
Những người mẫn cảm với axit và huyết áp thấp: Những người quá mẫn cảm với đồ ăn chứa axit nên cẩn thận khi dùng giấm vì có thể gây mẩn ngứa, phù thũng, hắt hơi… Giấm cũng bất lợi với những người huyết áp thấp vì nó làm hạ huyết áp và xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, toàn thân mệt mỏi…
Người già trong thời gian điều trị gãy xương: Do giấm có thể làm mềm các khớp xương và làm thoát canxi, phá vỡ mức độ cân bằng của canxi trong cơ thể, kích hoạt và làm nặng thêm chứng loãng xương, khiến chân tay bị thương yếu hơn, làm gia tăng đau đớn, làm vết gãy khó liền.
An Bình
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: