Chứa chất hóa học có hại cho sức khỏe
Theo các nhà khoa học, trong hầu hết các gói mì tôm đều có chứa chất monosodium glutamate (MSG) và tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ) - chất bảo quản hóa học thu được từ ngành công nghiệp dầu khí, nhằm tăng hương vị và thời gian bảo quản. Mặc dù, cả 2 chất này được cho phép có mặt trong thực phẩm ở một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, nếu cơ thể con người phải tiêu thụ thường xuyên thì sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong đa số các gói mì ăn liền cũng chứa bisphenol A, chất này sẽ có tác động tiêu cực lên các hormone, đặc biệt là estrogen, gây hại lớn cho cơ thể. Một trong những chất có thể làm cho trẻ dậy thì sớm.
Lượng muối dư thừa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 1 gói mì tôm chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi ăn mì tôm, bạn chỉ nên đổ ½ gói muối đi kèm trong gói mì là hợp lý. Tuy nhiên, qua các cuộc khảo sát thực tế cho thấy, nhiều người thường có thói quen cho hết các gói gia vị vào bát mì, điều này sẽ gây thừa muối so với tỉ lệ.
Gói gia vị thiếu lành mạnh
Thực tế, trong 1 túi gia vị đựng trong gói nilon đi kèm theo mỗi gói mì ăn liền thực chất chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu. Những thành phần này là rất bất lợi cho sức khỏe. Thậm chí, bạn ăn cả một gói gia vị đó trong 1 tô mì sẽ gây thừa những phụ gia không cần thiết với sức khỏe.
Mì tôm là món ăn đã được rán với rất nhiều dầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sở dĩ mì tôm không phải "nấu" chín nữa bởi vì chúng đã được chiên rán chín trong quá trình sản xuất. Mà đồ ăn chiên rán thì hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của chúng ta.
Không chỉ vậy, việc dầu mỡ được dùng với số lượng lớn để chiên đi rán lại cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Hàm lượng chất béo cao
Theo các nghiên cứu, mặc dù mì ăn liền là một thực phẩm tiện lợi, tuy nhiên chúng lại làm tăng lượng natri chất béo bão hòa không lành mạnh và tăng chỉ số glycemic loads của cơ thể.
Theo đó, glycemic loads cho biết được số lượng hấp thu của loại tinh bột mà con người nạp vào trong cơ thể của mình. Glycemic loads dưới 100 thì có thể yên tâm nhưng nếu chỉ số này tăng lên trên 100 thì sức khỏe sẽ nằm trong tình trạng báo động.
Nghiên cứu cũng kết luận rằng, trong một gói mì ăn liền có chứa rất nhiều chất béo so với các món ăn cùng loại khác. Một lượng mì khoảng 85gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5gram. Do đó, nếu ăn mì tôm nhiều và thường xuyên thì việc bạn tăng cân quá mức là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, mì tôm chứa chất béo bão hòa mà nếu tiêu thụ quá mức hoặc thường xuyên có thể làm tăng mức độ cholesterol trong máu. Hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cũng như bệnh tiểu đường type 2, huyết áp cao... Các chất khác trong mì ăn liền như dầu ăn thực vật, đường, xi-rô, chất phụ gia tăng hương vị và nhiều chất khác đều không tốt cho sức khỏe con người.
Hàm lượng calo cao
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 gói mì chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với ¼ lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho một người trưởng thành có thể ăn trong ngày. Người sợ béo cần biết tính toán cẩn thận sau khi ăn mì để giảm các món chứa nhiều calo khác.
Thiếu hụt protein và chất dinh dưỡng
Theo 1 nghiên cứu khoa học tại Ấn Độ, hầu hết mì ăn liền được làm bằng bột maida - một loạt bột mì chưa được tẩy trắng. Loại bột này có hương vị phong phú hơn nhưng lại không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt.
Đặc biệt, maida kết hợp với các chất bảo quản trong mì ăn liền có thể dẫn đến bệnh béo phì ở con người.
Nhân Ái
Theo tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: