Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giữ lại phần gốc của các loại rau củ này là giữ lại một loạt chất dinh dưỡng

Khi sơ chế rau củ bạn vẫn thường cắt bỏ phần gốc bởi chúng bám nhiều đất, bụi bẩn cũng như nghĩ rằng chúng không có dưỡng chất. Thế nhưng với những loại rau củ dưới đây, bạn nên giữ lại phần gốc, để chế biến cùng món ăn.

Những loại thực phẩm có thể giữ lại phần gốc:

Cà rốt

Phần gốc với lá xanh của cà rốt không chỉ giúp chúng tươi lâu mà còn có vị ngọt bùi rất ngon.

Giữ lại phần này nấu cùng cà rốt bạn sẽ bất ngờ bởi hương vị thơm ngon của chúng. Bạn có thể cắt nhỏ ra, rửa sạch cho bớt bụi đất và nấu cùng củ cải đỏ nhé.

Củ cải đường

Tương tự cà rốt phần gốc với lá xanh của củ cải đường cũng nhanh chóng được loại bỏ khi bạn sơ chế.

Thế nhưng phần lá này lại có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Chúng có vị cay, đắng nhẹ, bạn có thể kết hợp với những loại thực phẩm có vị đậm như thịt xông khói, hành tây, giấm…

Củ dền đỏ

Tương tự củ cải trắng phần gốc và lá của củ dền chứa nhiều dinh dưỡng cũng như các khoáng chất, tốt cho sức khỏe của bạn.

Chúng có vị ngọt, bùi và có độ giòn mát, do đó bạn có thể dễ dàng chế biến chúng trong các món salad, xào…

Cần tây

Bạn sẽ là người cực may mắn nếu đi siêu thị mà tìm mua được những bó cần tây tươi vẫn còn nguyên rễ. Trong phần rễ cần tây có chứa rất nhiều allicin, có tác dụng chống oxy hóa. Rễ cần tây thậm chí có hương vị còn thơm ngon hơn chính phần lá của mình.

Củ cải trắng

Phần gốc của củ cải trắng cũng có vị hăng hăng, cay cay nhưng được các chuyên gia đánh giá là ngon và chứa nhiều vitamin bổ dưỡng. Vì thế, bạn có thể trộn phần gốc này cùng salad, xào mì hay nấu nhiều món ăn khác, chứ đừng cắt bỏ đi lãng phí lắm nhé.

Mẹo xử lý rau củ quả đảm bảo dinh dưỡng:

Rửa rau

Rau củ quả tươi là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, cũng như tiềm ẩn nguy cơ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Cách đơn giản và bảo đảm vệ sinh an toàn nhất là rửa rau dưới vòi nước sạch và chảy mạnh. Với loại rau xanh có lá to: bạn hãy cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội. Với các loại rau có lá nhỏ: phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.

Quả tươi

Qủa tươi thì sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, dùng khăn giấy sạch để lau khô nhằm loại bỏ vi khuẩn còn lại, trước khi ăn nên gọt vỏ.

Chế biến

Không "tích trữ" rau trong tủ lạnh quá lâu. Không ít người có thói quen 1 tuần đi chợ 1 lần, thức ăn sẽ được để trong tủ lạnh ăn dần. Cách làm này vừa thuận tiện lại tiết kiệm thời gian nhưng bạn có biết: cứ sau 1 ngày, rau xanh mất đi 1 lượng lớn chất dinh dưỡng.

Xào rau

Xào rau nhỏ lửa tuy làm cho rau không có màu xanh bắt mắt nhưng nấu xào ở ở nhiệt độ cao thì các loại vitamin C, B1 sẽ rất dễ hòa tan và bay hơi hết. Vì vậy khi chế biến các món rau xào nên vặn nhỏ lửa, thêm chút dấm để giữ lại lượng vitamin. Có 1 số loại rau dùng tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà chua, v.v...

Hãy ăn ngay sau khi vừa chế biến

Chỉ gắp rau ra khỏi xoong chảo khi đến giờ ăn để giữ nóng nhưng như vậy thì công sức bạn bỏ ra cho món ăn đó cũng gần như vô nghĩa, vì hầu hết các chất dinh dưỡng trong rau đã tan hết. Cách tốt nhất là hãy thưởng thức ngay sau khi vừa chế biến xong, vừa giúp bạn cảm nhận được hương vị ngon nhất lại có lợi cho cơ thể.

Những sai lầm khi chế biến rau củ nhiều người mắc phải:

Rửa rau củ sau khi đã cắt, thái

Đây là một trong những thói quen phổ biến mà nhiều người dễ mắc phải.

Trên thực tế, sau khi cắt nhỏ rồi tiếp xúc với nước, một số vitamin và khoáng chất có trong rau củ sẽ tan nhanh vào trong nước nên lượng dinh dưỡng còn lại giảm hẳn.

Vì thế, tốt nhất bạn nên cắt bỏ phần gốc, phần hư hỏng và rửa thật sạch rồi mới cắt nhỏ để dưỡng chất có trong rau củ được giữ lại tốt hơn.

Gọt hết phần vỏ

Nhiều người cho rằng phần vỏ của rau củ thì chẳng có ích gì. Tuy nhiên, phần vỏ rau củ đa phần đều chứa lượng vitamin đáng kể, thậm chí có khi còn nhiều vitamin hơn cả phần thịt bên trong.

Do vậy, ngoại trừ những loại vỏ cứng khó nấu mềm được thì bạn không nên gọt hết vỏ rau củ đi mà chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến sẽ giúp món ăn của bạn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hơn.

Rau cắt xong không chế biến luôn

Một số vitamin trong rau khi tiếp xúc với không khí có thể bị oxy hóa và mất đi. Vì thế sau khi rửa rau củ xong bạn đừng cắt vội mà nên đợi đến lúc trước khi nấu hãy cắt sẽ giúp bảo toàn dinh dưỡng trong rau tốt hơn.

Đun dầu quá nóng

Khi xào nấu rau củ với nhiệt độ dầu ăn trong chảo quá cao sẽ khiến cho vitamin E, lecithin, axit béo không bão hòa bị oxy hóa, khiến các dưỡng chất trong rau bị mất đi khá nhiều.

Do đó, bạn nên cho rau củ vào ngay khi dầu vừa nóng chứ đừng đợi dầu bốc khói nghi ngút rồi mới cho rau vào.

Điều này không những giúp dinh dưỡng không bị mất đi mà còn có lợi cho sức khỏe hơn.

Nấu quá lâu

Khi bạn vặn lửa quá nhỏ để rau củ lâu chín, thời gian nấu sẽ kéo dài khiến nhiều vitamin trong rau củ nhanh chóng bị oxy hóa và mất đi. Thậm chí nếu thời gian đun quá lâu, vitamin C trong rau có thể mất đến 60%.

Do đó, trong khi nấu rau, bạn nên vặn lửa to vừa phải để rút ngắn thời gian nấu giúp đảm bảo rau củ vẫn còn nguyên chất dinh dưỡng.

Món nấu xong không ăn ngay

Món ăn được chế biến từ rau củ khi nấu xong phải ăn ngay nếu không các dưỡng chất trong rau sẽ bị mất đi rất nhiều.

Không những thế, đối với các món ăn này nếu phải hâm đi hâm lại nhiều lần thì hàm lượng vitamin và dưỡng chất trong chúng chỉ còn lại 10%.

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/giu-lai-phan-goc-cua-cac-loai-rau-cu-nay-la-giu-lai-mot-loat-chat-dinh-duong-27884/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY