Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giữ nguyên tắc “7 không mắng” để gia đình luôn tràn ngập tiếng cười của trẻ

Tổ ấm gia đình đầm ấm, hạnh phúc là mơ ước của mọi gia đình. Bí quyết “7 không mắng” sau đây sẽ giúp bạn nuôi dạy trẻ tốt hơn mà không cần phải quá “hao tâm tổn trí”.

1. Không mắng khi trẻ đã biết lỗi

Khi trẻ đã biết lỗi thì cha mẹ nên bỏ qua và ân cần chỉ bảo thêm chứ không nên chì chiết trẻ thêm nữa, sẽ chỉ khiến trẻ sợ hãi thêm, những lần mắc lỗi sau chúng sẽ không dám nhận lỗi.

Ảnh minh họa

2. Không mắng trẻ khi chúng đang hào hứng, vui mừng

Khi vui mừng, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ được phóng thích, tạo ra sự khai thông tốt cho các kinh mạch. Trách mắng trẻ lúc này sẽ khiến tinh thần bị ức chế đột ngột, gây hại cho cơ thể. Vì thế, nếu trẻ đang hào hứng hay vui vẻ chuyện gì, đừng trách mắng chúng.

3. Không mắng trẻ khi đang trong bữa ăn

Ông bà vẫn thường nói: “Trời đánh tránh bữa ăn”, vì vậy, nếu có chuyện gì muốn trách phạt thì hãy đợi sau bữa ăn. Nếu nói trong bữa ăn, không những phá huỷ bầu không khí bên mâm cơm mà vô tình còn gây hại cho hệ tiêu hoá của trẻ.

4. Không mắng trẻ ở nơi đông người

Không chỉ người lớn mà trẻ con cũng cần được bảo vệ danh dự. Vì thế, tránh la mắng trẻ ở nơi đông người, dễ khiến chúng xấu hổ và mất tự tin trước đám đông sau này.

Ảnh minh họa

5. Không mắng trẻ khi chúng đang ốm

Ốm không chỉ là suy nhược về thể chất mà còn khiến tinh thần bị sụt giảm nghiêm trọng. Thay vì trách mắng, cha mẹ hãy quan tâm và chăm sóc con mình nhiều hơn vì tình yêu thương đôi khi lại là thứ thuốc tốt nhất trên đời.

6. Không mắng trẻ vào ban đêm

Cảm giác tủi thân, đau khổ có lẽ sẽ theo trẻ lâu hơn bạn nghĩ. Những cảm giác này dễ theo chúng vào giấc ngủ, khiến trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí gây ra các cơn ác mộng.

7. Không mắng khi trẻ đang có chuyện buồn

Những con điểm xấu, những lời phê bình của thầy cô trên lớp,… là những thứ dễ khiến trẻ thay đổi tâm trạng. trách mắng trẻ lúc này sẽ chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ hơn mà không giải quyết được vấn đề gì cả. Áp lực tâm lý ở trẻ, nếu không được giải quyết kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về sau.

Vi Vi

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/giu-nguyen-tac-7-khong-mang-de-gia-dinh-luon-tran-ngap-tieng-cuoi-cua-tre-19353/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY