Cây gỗ lớn, cao tới 25m, lúc nhỏ phụ sinh, có rễ khí sinh treo từ nhánh cao. Lá dày láng, dài 6 - 20cm, chóp thường tròn, gốc có ba gân; lá kèm có lông trắng lúc non; cuống lá 1,5 - 3,5cm.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ân Độ, Lào, Campuchia, Xri Lanka, Malaixia, Inđônêxia, Ôxtrâylia. Ở nước ta cây thường gặp ở vùng có thủy triều, cũng gặp mọc dựa bờ rạch. Cây được trồng ở Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Sông Bé, Bà Rịa-Vũng Tàu. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch và phơi khô.
Gừa có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, kháng sinh, làm ra mồ hôi và lợi tiểu.
Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương. Dùng 15 - 30g, dạng Thuốc sắc. Lá dùng chữa cúm, viêm khí quản ho gà, sốt rét, viêm ruột cấp, lỵ. Ngày dùng 5 - 12g, dạng Thuốc sắc.
Viêm khí quản mạn: lá gừa tươi 75g, vỏ quýt 18g sắc nước chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. liên tục trong 10 ngày.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
cây thuốc trị cảm mạo