Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Gừng: Loại thảo mộc với nhiều đặc tính tuyệt vời; được sử dụng trong thực phẩm, thuốc, trà, có tác dụng giảm cân,...

Gừng là một loại gia vị thảo mộc được tìm thấy trong hầu hết các hộ gia đình người Việt và được sử dụng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài tác dụng mang lại hương vị, gừng cũng có nhiều lợi ích sức khỏe mà bạn có thể tham khảo trong bài viết này.

Gừng có chứa một hợp chất hoạt tính sinh học gọi là gingerol. Điều này mang lại cho gừng hương vị và hương thơm độc đáo. Nhờ vào gingerol, gừng trở thành một loại thảo mộc có giá trị y học.

Chúng ta có thể sử dụng gừng tươi hay bột gừng đều tốt cho sức khỏe - (Ảnh: Pexels).

Gừng được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và điều trị trào ngược axit và các vấn đề liên quan đến dạ dày và ruột khác. Trong một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, người ta thấy rằng gừng giúp chống lại chứng khó tiêu. Trong nghiên cứu này, 11 bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa cơ năng đã được nghiên cứu hai lần theo phương thức mù đôi ngẫu nhiên (là một phương pháp nghiên cứu mà trong đó cả đối tượng được nghiên cứu và cả các nhà khoa học đều được “làm mù”). Sau 8 giờ nhịn ăn, bệnh nhân ăn ba viên nang có chứa gừng (tổng cộng 1,2g) hoặc giả dược, sau đó 1 giờ là 500 mL súp ít chất dinh dưỡng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gừng làm rỗng dạ dày nhanh hơn so với giả dược. Gừng kích thích làm rỗng dạ dày và chống co thắt dạ dày ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa chức năng nhưng không ảnh hưởng đến các triệu chứng tiêu hóa hoặc peptit trong ruột.

Gừng được sử dụng trong các loại thuốc chữa cảm cúm, cảm lạnh thông thường, nghẹt ngực, dị ứng theo mùa, ... Chắc hẳn hầu hết chúng ta đã từng thấy các bà, các mẹ thường sử dụng gừng như một loại thuốc trị ho, cảm, hạ sốt. Chúng ta thường được cho uống hỗn hợp chiết xuất từ ​​gừng (nước gừng) và mật ong với nước cốt chanh khi mắc các chứng này. Và chúng ta có thể thấy hiệu quả ngay khi uống ngụm đầu tiên.

Gừng giúp giảm buồn nôn và nôn cho những người trải qua một số loại phẫu thuật. Các phương pháp điều trị chuyên sâu như hóa trị có thể gây buồn nôn, và một số bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Ngay cả chứng buồn nôn liên quan đến thai nghén, chẳng hạn như ốm nghén có thể được điều trị bằng nước sắc gừng hoặc thêm gừng vào thức ăn. Nhưng một lời cảnh báo cho tất cả. Mặc dù gừng được coi là an toàn, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng một lượng lớn trong mọi trường hợp để chắc chắn nó sẽ không ảnh hưởng đến thuốc đang dùng của bạn.

Gừng như một phương thuốc giảm cân. Một nghiên cứu của Iran vào năm 2016 đã quan sát 80 phụ nữ bị béo phì và phát hiện ra rằng gừng cũng có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và mức insulin trong máu. Như chúng ta đã biết, nồng độ insulin trong máu cao và mối đe dọa phát triển bệnh tiểu đường có liên quan đến bệnh béo phì. Những người tham gia nghiên cứu sử dụng liều tương đối cao hàng ngày - 2g bột gừng trong 12 tuần. Kết quả chỉ ra rằng việc bổ sung gừng làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, tỷ lệ eo - hông, đường huyết lúc đói và chỉ số kháng insulin, đồng thời tăng đáng kể mức HDL-cholesterol.

Việc sử dụng gừng trong các món ăn hàng ngày giúp chống lại bệnh ung thư, viêm xương khớp,… Điều này được chỉ ra trong một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ. Gừng và các thành phần của nó đã được báo cáo là có khả năng ức chế sự thúc đẩy khối u trên da chuột. Các nghiên cứu trước đó cho thấy gingerol là một chất ức chế hiệu quả chất gây ung thư ruột do azoxymethane gây ra ở chuột. Các nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất trong gừng ngăn chặn sự gia tăng của các tế bào ung thư ở người thông qua việc cảm ứng quá trình apoptosis.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/gung-loai-thao-moc-voi-nhieu-dac-tinh-tuyet-voi-duoc-su-dung-trong-thuc-pham-thuoc-tra-co-tac-dung-giam-can-31776/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY