Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hãy lưu ý với 5 điều cấm kỵ, tăng cao nguy cơ ung thư khi uống nước

Việc uống nước là thói quen không chỉ tốt mà còn được xem là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Do nước giúp điều tiết thân nhiệt và duy trì chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang có 5 thói quen cấm kỵ khi uống nước sau thì nên bỏ ngay nếu không muốn rước bệnh vào người

1. Thói quen uống nước thô/ nước không tên

Nước thô, nước không tên là loại nước không qua bất kỳ quá trình xử lý nào, được chảy trực tiếp từ các đường ống nước hoặc nước ở các con sông hoặc suối hoang dã. Uống loại nước này không đảm bảo vệ sinh, vì nó có thể chứa một số lượng lớn clo, nhiều vi khuẩn, trứng côn trùng và các chất độc hại khác, có thể gây bệnh cho cơ thể con người.

Hơn nữa, với một số bệnh lây lan qua phân, nếu nguồn nước có chứa phân của những người bệnh này thì rất dễ sẽ trở thành nguồn lây nhiễm.

Do đó, khi uống nước, bạn hãy nhớ chỉ nên uống nước tinh khiết hoặc nước khoáng, nước đun sôi. (Ảnh: Internet)

2. Uống nước quá nóng hoặc quá lạnh

Mặc dù uống nước nóng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, nhưng có sự khác biệt trong nhiệt độ nước lại có thể quyết định nó mang lại lợi ích hay đem đến tai họa. Với nước quá nóng trên 65 độ C có thể làm hỏng màng nhầy của thực quản hoặc dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thực quản, bệnh dạ dày, đặc biệt là ung thư.

Niêm mạc thực quản có thể chịu được nhiệt độ lên đến 50 độ C, nếu vượt quá 50 độ C thì niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương. Vì vậy, khi bạn uống nước, hãy cố gắng chờ cho nước nguội bớt ở khoảng nhiệt từ 37 độ đến dưới 40 độ rồi mới uống.

Ngược lại, khi bạn uống nước quá lạnh sẽ vô tình làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy. (Ảnh: Internet)

3. Uống quá nhiều cùng một lúc

Uống quá nhiều nước không tốt cho cơ thể.

Đây là tình trạng phổ biến khi chúng ta chơi thể thao vào ngày hè. Uống nước ào ạt một lúc có thể sẽ cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn lên, khó thở, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn. Trường hợp nhiễm độc nước đột ngột có thể gây hạ natri trong máu và hệ quả là đau đầu, lú lẫn, co giật và hôn mê.

Vậy nên, khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục cho thỏa cơn khát. Hiệp hội Y khoa quốc tế có khuyến cáo chúng ta không nên uống quá 900ml nước mỗi giờ.

4. Uống nước lạnh ngay sau khi vừa ăn xong

Khi bạn vừa nạp thức ăn xong, uống nước lạnh sẽ làm đông lạnh những chất dầu mỡ có trong thức ăn bạn vừa ăn xong, làm cho quá trình tiêu hóa chậm đi. Các chất này sẽ bám quanh ruột, biến thành chất béo, về lâu dài tăng nguy cơ gây ung thư.

5. Chỉ đợi đến khi khát mới uống

Đây là một thói quen rất phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ chúng ta. Nhưng bạn có biết, khi bạn cảm thấy khát thì cũng có nghĩa là cơ thể đã mất đi 1% lượng nước cần thiết. Cơn khát đến cũng giống như hình ảnh nước tràn ly, tức là chỉ khi sự mất nước thật sự báo động thì cơ thể mới báo khát. 

Uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn góp phần tham gia vào quá trình trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.

Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh về tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, và điều này thì không có lợi cho sức khỏe.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/hay-luu-y-voi-5-dieu-cam-ky-tang-cao-nguy-co-ung-thu-khi-uong-nuoc-34127/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY