Tại cuộc họp, đề cập phương án áp dụng “hộ chiếu vaccine”, Bộ Y tế cho biết, hiện tại, các trường hợp khi được phép nhập cảnh vào Việt Nam đều phải cách ly 14 ngày, xét nghiệm ít nhất 2 lần, lần 1 ngày đầu tiên khi cách ly, lần 2 vào ngày thứ 14 trước khi hết cách ly: Công dân Việt Nam thuộc diện được đưa về nước do có hoàn cảnh đặc biệt (giải cứu) cách ly tập trung do quân đội quản lý hoặc cách ly tại khách sạn; chuyên gia, người nhập cảnh theo diện chuyến thăm, làm việc mục đích ngoại giao, công vụ tại khách sạn có trả phí; nhập cảnh theo diện cách ly ngắn ngày cũng đều phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày; các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định.
Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 và tiến độ tiêm vaccine trên thế giới và tại Việt Nam, Bộ Y tế đề xuất các công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ có thỏa thuận song phương, đa phương với Việt Nam về “hộ chiếu vaccine” phải được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ xác nhận đã tiêm vaccine phòng Covid-19 theo khuyến cáo của WHO và Việt Nam đủ mũi, đúng lịch, theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Đã được tiêm trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần và không quá 12 tháng kể từ ngày tiêm mũi vaccine cuối.
Những trường hợp xuất, nhập cảnh có sử dụng “hộ chiếu vaccine” cần phải có mã QR xác nhận hoặc xuất trình chứng nhận đã được tiêm vaccine xin phòng Covid-19 của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ.
Về phương án cách ly, Bộ Y tế đề xuất các trường hợp được phép nhập cảnh vào Việt Nam thực hiện cách ly tập trung 7 ngày tại các cơ sở cách ly tập trung theo quy định, xét nghiệm 2 lần (lần 1 ngày đầu tiên sau khi nhập cảnh vào cơ sở cách ly, lần 2 vào ngày cách ly thứ 6).
Trường hợp có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính, tiếp tục chuyển cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong thời gian 7 ngày, thực hiện xét nghiệm lần 3 vào ngày thứ 14; nếu âm tính, kết thúc quá trình cách ly. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, thực hiện cách ly, điều trị tại cơ sở y tế.
Theo ông Đặng Quang Tấn, bên cạnh các thuận lợi, vẫn còn một số bất cập khi triển khai “hộ chiếu vaccine”. Ông Tấn cho biết, dịch bệnh ở Việt Nam đã được kiểm soát rất tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, tỷ lệ người đã được tiêm chủng chưa cao, miễn dịch cộng đồng thấp nên nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch rất cao khi có người nhập cảnh mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, virus biến chủng liên tục nên vaccine dùng hiện nay có thể không hiệu quả hoặc ít hiệu quả hơn đối với các biến chủng mới.
Pgs.ts chử văn mến, giám đốc trung tâm thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học cho biết, 554 tình nguyện viên đã hoàn thành việc tiêm thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 2 vaccine ngừa covid-19 nano covax sau 14 ngày triển khai tiêm thử nghiệm.
Cụ thể, trong số 554 tình nguyện viên, học viện quân y tiến hành tiêm thử mũi 2 giai đoạn 2 vaccine ngừa covid -19 nano covax cho 278 người, viện pasteur tp hồ chí minh tiêm cho 276 người tại huyện bến lức, tỉnh long an; hoàn tất 100% mũi tiêm thử nghiệm thứ 2 của giai đoạn này.
Cũng theo pgs mến, sau khi tiêm mũi 2 giai đoạn 2 vaccine ngừa covid-19 nano covax, các tình nguyện viên có triệu chứng như sốt nhẹ, đau chỗ tiêm tự hết, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi… nhưng hết nhanh, không cần can thiệp y tế. đến thời điểm hiện tại, sức khỏe sau khi tiêm của 554 tình nguyện viên đều ổn định, vaccine nano covax an toàn với người được tiêm.
Dự kiến, sau khi báo cáo sơ kết kết quả thử nghiệm vào tháng 5/2021, Học viện Quân y sẽ báo cáo Bộ Y tế và Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia xem xét, đánh giá các cơ sở khoa học của giai đoạn 2, cho phép xây dựng một liều tiêm; chuẩn bị song song vừa hoàn thiện giai đoạn 2, vừa tiêm giai đoạn 3.
Trong một diễn biến khác, tại buổi họp báo quý I của Bộ Quốc phòng sáng 9/4, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên cho biết, vaccine do Học viện Quân y nghiên cứu, sản xuất đến nay đã hoàn thành tiêm mũi 1 (để xác định độ an toàn của vaccine) và mũi 2 (để khẳng định lại độ an toàn và hiệu quả kháng bệnh) cho khoảng hơn 500 người. Giai đoạn tiêm mũi 3 đang được chuẩn bị để tiêm ở phạm vi rộng hơn với khoảng 10.000 người. Sau khi hoàn thành tiêm mũi 3, dự kiến khoảng 3 tháng sau đó, nước ta sẽ có vaccine để ngăn chặn dịch.
Liên quan vấn đề tiêm vaccine cho các lực lượng trong quân đội, ông Kiên cho biết, Bộ đội biên phòng là 1 trong những lực lượng được ưu tiên hàng đầu của đợt tiêm vaccine đầu tiên. Cùng với lực lượng Biên phòng ở các cửa khẩu Biên giới, là các đơn vị làm nhiệm vụ trong khu vực cách ly và các bệnh viện; lực lượng làm y tế dự phòng đi lấy mẫu xét nghiệm, các phân đội phòng chống dịch cơ động, các ban chỉ đạo phòng chống dịch...