Oxytocin còn được gọi là “hoóc-môn yêu thương”, được tiết ra khi mọi người thực hiện các hành động yêu thương như ôm ấp, vuốt ve, âu yếm hoặc khi mẹ cho con bú… Các nhà khoa học Mỹ gần đây phát hiện hóa chất thần kinh này có thể trở thành phương thuốc điều trị cho những người bị tổn thương tim.
Cá ngựa vằn có cấu tạo gien học tương tự con người, nên là vật thí nghiệm hữu ích cho các nghiên cứu sinh học và bệnh tật ở người.
Được sản xuất ở vùng dưới đồi của não, oxytocin chi phối tình cảm, thúc đẩy tình mẫu tử, cảm giác tích cực trong quá trình tập thể dục, cũng như sự lãng mạn trong tình yêu và khoái cảm tình dục. tuy nhiên, hoóc-môn tình yêu này còn phục vụ nhiều chức năng khác trong cơ thể, chẳng hạn như kích hoạt các cơn co thắt trong quá trình sinh nở và thúc đẩy quá trình tiết sữa sau đó, hoặc giúp bảo vệ hệ tim mạch khỏi bị tổn thương bằng cách giảm huyết áp, giảm viêm và giảm khuếch tán các gốc tự do có hại - theo một đánh giá năm 2020 trên tạp chí frontiers in psychology.
Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí frontiers in cell and developmental biology, các chuyên gia tại ðại học bang michigan còn phát hiện oxytocin có thể hỗ trợ quá trình chữa lành tim, bằng cách thúc đẩy màng ngoài tim tạo ra nhiều tế bào gốc để phát triển thành các tế bào cơ tim và phục hồi thương tổn sau cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim.
Trong bài báo, nhóm nghiên cứu cho biết khả năng tự sửa chữa các mô bị hư hỏng hoặc đã chết của trái tim rất hạn chế. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng sau khi bị chấn thương, chẳng hạn trải qua một cơn đau tim, một nhóm tế bào ở màng ngoài tim bắt đầu quá trình tái tạo. Chúng di chuyển xuống lớp mô cơ của tim và biến đổi thành các tế bào giống như tế bào gốc, sau đó có thể phát triển thành một số loại tế bào tim, gồm cả tế bào cơ tim.
Quá trình này phần lớn đã được nghiên cứu ở động vật và có một số bằng chứng cho thấy nó cũng xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên ở người, cơ chế này dường như diễn ra kém hiệu quả và tạo ra quá ít tế bào để có thể tái tạo mô tim. Do đó, các chuyên gia cho rằng nếu kích thích nhiều tế bào màng ngoài tim biến đổi thành tế bào cơ tim, họ có thể giúp tim phục hồi sau tổn thương.
Nhóm nghiên cứu bắt đầu quá trình thử nghiệm bằng cách cho tế bào người tiếp xúc với 15 loại hoóc-môn do não tạo ra, bao gồm Oxytocin. Tuy nhiên, chỉ “hoóc-môn yêu thương” có thể chuyển hóa tế bào màng ngoài tim sang trạng thái giống tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ tim mới. Tiếp theo, các chuyên gia nghiên cứu trên cá ngựa vằn - loài cá có cấu tạo gien học tương tự con người và được biết đến với khả năng tái tạo “thần kỳ” các mô trong cơ thể, bao gồm não, xương và tim. Họ phát hiện trong vòng 3 ngày sau khi bị tổn thương tim, não của cá ồ ạt tiết ra Oxytocin, với liều lượng nhiều gấp 20 lần so với trước khi bị thương. Sau đó, hoóc-môn này di chuyển đến tim, gắn vào các thụ thể của nó và khởi động quá trình biến đổi tế bào màng ngoài tim thành tế bào cơ tim mới.
Ðiều đáng mừng là những gì mà các nhà khoa học nhìn thấy oxytocin đã làm được với cá ngựa vằn thì cũng đều tái hiện trên mô người: oxytocin đã biến tế bào gốc đa năng cảm ứng của con người (hipsc) thành tế bào gốc màng ngoài tim. các thí nghiệm này chứng minh oxytocin có thể giúp phục hồi tim sau tổn thương và bằng cách thúc đẩy tác dụng của nó, các nhà khoa học có thể phát triển các phương pháp điều trị mới để cải thiện sự phục hồi của bệnh nhân sau cơn đau tim và giảm nguy cơ suy tim trong tương lai - nhóm nghiên cứu kết luận.
Theo tiến sĩ aitor aguirre tại khoa kỹ thuật y sinh ðại học bang michigan, oxytocin hiện được sử dụng để điều trị một số bệnh, vì vậy, sử dụng chất này cho bệnh nhân đau tim là điều khả thi. các chuyên gia cho biết nghiên cứu tiếp theo sẽ kiểm chứng tác động của oxytocin ở người bị tổn thương tim. do hoóc-môn tự nhiên này tồn tại trong cơ thể trong thời gian ngắn, nghiên cứu cũng nhắm tới kéo dài tác dụng của nó.