Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khi đi kiểm tra mỡ máu, phải chú ý 4 điểm này thì kết quả xét nghiệm mới đáng tin cậy

Cùng với việc mức sống được nâng cao, mỡ máu cũng như huyết áp cũng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, so với việc đo huyết áp, nhiều người còn chưa quen với xét nghiệm mỡ máu.

Nhiều người không biết cần lưu ý những gì khi kiểm tra mỡ máu ở bệnh viện. Đây cũng là một lời nhắc nhở với mọi người, để kiểm tra nồng độ mỡ máu chính xác, bạn phải ghi nhớ những lưu ý sau.

1. Nhịn ăn

Mức độ mỡ trong máu của cơ thể con người dao động rất lớn và nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Vì vậy, để kiểm tra mỡ máu, bạn phải nhịn ăn.

Nhiều người chỉ biết nhịn ăn khi làm xét nghiệm mỡ máu nhưng lại không biết nhịn ăn bao lâu là phù hợp. Sau khi ăn, nồng độ mỡ trong máu, đặc biệt là triglycerid sẽ tăng lên đáng kể. Và nó sẽ đạt đến đỉnh điểm trong vòng 2 đến 4 giờ sau bữa ăn, sau đó bắt đầu giảm dần, và về cơ bản sẽ trở lại mức bình thường sau 8 giờ.

Mức độ mỡ trong máu của cơ thể con người dao động rất lớn và nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau.

Tuy nhiên, khả năng trao đổi chất của mỗi người không giống nhau, vì vậy để an toàn, mọi người nên kiểm tra mỡ máu 10 giờ sau bữa ăn, và thời điểm tốt nhất là trong vòng 10 đến 12 giờ sau bữa ăn. Nói cách khác, nếu bạn phải lấy máu vào lúc 8h00 sáng hôm sau thì bạn tuyệt đối không được ăn sau 10h00 đêm hôm trước,

2. Tránh thức ăn nhiều chất béo và rượu vào đêm trước khi xét nghiệm

Ngoài việc để bụng đói vào buổi sáng ngày xét nghiệm, bạn cũng nên có một chế độ ăn nhẹ vào đêm hôm trước. Mức độ chất béo trung tính của chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn, dẫn đến những thay đổi đáng chú ý trong ngắn hạn. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo trước khi xét nghiệm máu ba ngày.

Tuy nhiên, nhịn ăn quá mức trước khi xét nghiệm mỡ máu cũng không tốt. Một số người nhịn ăn trong ba ngày để làm cho kết quả kiểm tra được đảm bảo hơn. Điều này cũng sai. Thực tế, những gì bạn muốn bác sĩ nhìn thấy là tình trạng thực sự của cơ thể, không phải là một kết quả xét nghiệm tự đánh lừa bản thân.

Nếu bạn chỉ ăn rau củ và trái cây mà không có thịt và chất béo trowcs khi xét nghiệm, mặc dù cách làm này có thể làm giảm nồng độ mỡ trong máu, nhưng kết quả xét nghiệm sẽ ảnh hưởng đến phán đoán của bác sĩ về tình trạng bệnh, và nó có khả năng trì hoãn tình trạng bệnh.

Vì vậy, để có được kết quả xét nghiệm thực sự, khách quan, trước khi xét nghiệm, bạn chỉ nên giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt bình thường. Nói chung, ngoài việc tránh thức ăn nhiều chất béo, không nên uống nhiều rượu trong vòng một tuần trước khi lấy máu. Việc uống rượu cũng làm tăng đáng kể nồng độ triglycerid và lipoprotein tỷ trọng cao, dẫn đến sai số trong kết quả xét nghiệm mỡ máu.

3. Thực hiện các xét nghiệm ở trạng thái sinh lý và bệnh lý tương đối ổn định

Phụ nữ cần đặc biệt lưu ý điểm này, không thích hợp để kiểm tra mỡ máu trong những thời kỳ đặc biệt như kinh nguyệt, mang thai, cho con bú.

Các nghiên cứu cho thấy chấn thương, nhiễm trùng cấp, cảm lạnh, nhồi máu cơ tim, đau bụng kinh, mang thai, cho con bú và các thay đổi bệnh lý, sinh lý khác sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu, đặc biệt là nhiễm trùng cấp, có tác động đặc biệt đáng kể đến mỡ máu.

Vì vậy, khi kiểm tra mỡ máu, phụ nữ nên cố gắng tránh đến kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ đang cho con bú nên kiểm tra mỡ máu sau khi ngừng cho con bú ít nhất 3 tháng.

Ngoài ra, những người mới mắc các bệnh lý lớn, bệnh cấp tính, chấn thương nặng và các cuộc phẫu thuật không phù hợp để làm xét nghiệm mỡ máu, người bệnh cần tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe để chẩn đoán chính xác hơn.

Ngoài những bệnh và thời điểm đặc biệt này, bạn cũng cần tránh làm xét nghiệm sau khi leo cầu thang quá nhanh, đến phòng khám trong tình trạng thở hổn hển. Nếu đi khám trong tình trạng này thì chắc chắn lượngmỡ trong máu sẽ rất cao, ảnh hưởng đến phán đoán của bác sĩ.

Tương tự như vậy, bạn vừa có một cuộc tranh cải lớn với ai đó hoặc bạn đang rất chán nản, điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng mỡ trong máu. Vì vậy, khi kiểm tra mỡ máu, tốt nhất là càng ổn định càng tốt, dù là thể chất hay tâm lý.

4. Không kiểm tra mỡ máu khi đang dùng những loại thuốc này

Thuốc sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các chỉ số khác nhau trong khám sức khỏe. Đây là lẽ thường tình và mọi người nên biết rõ. Đối với xét nghiệm mỡ máu, các biện pháp tránh thai, một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc điều hòa mỡ máu, thuốc lợi tiểu,… sẽ ảnh hưởng đến nồng độ mỡ máu và dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai sót.

Thuốc sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các chỉ số khác nhau trong khám sức khỏe.

Điều tốt nhất cần làm là ngừng bất kỳ loại thuốc nào ảnh hưởng đến mỡ máu trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi lấy máu. Nếu bạn không thể ngừng dùng thuốc, hãy chắc chắn cho bác sĩ biết về loại thuốc bạn đang dùng.

Mỡ máu cao là yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, huyết áp và đột quỵ. Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên để chẩn đoán mỡ máu cao là vô cùng quan trọng để kịp thời điều chỉnh và khắc phục, tránh hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Xem thêm: Uống nước mật ong buổi sáng có 3 lợi ích lớn nhưng đừng phạm vào 3 điều cấm kỵ

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/khi-di-kiem-tra-mo-mau-phai-chu-y-4-diem-nay-thi-ket-qua-xet-nghiem-moi-dang-tin-cay-36074/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY