Kinh tế xã hội hôm nay

Khi doanh nghiệp chối bỏ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của mình...

Qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã phát hiện trên nhiều trang mạng quảng cáo các sản phẩm vi phạm quy định.

Điều đáng nói là các doanh nghiệp công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm lại “chối bỏ” về việc quảng cáo các sản phẩm trên những trang website đó...

Cục An toàn thực phẩm cho biết, trên trang mạng: zawa.chinhhang.info, zawavietnam.com, zawachinhhang.com, zawa-chinhhang.vn, zawa.com.vn đang quảng cáo sản phẩm TPBVSK Zawa vi phạm: Quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định (Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1216/2020/ATTP-XNQC ngày 30/3/2020 do Cục An toàn thực phẩm xác nhận); Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như Thu*c chữa bệnh; Liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm bức xúc trước những thông tin quảng cáo lừa dối người tiêu dùng, quảng cáo thực phẩm chức năng như Thu*c chữa bệnh trên facebook.

Sản phẩm TPBVSK quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA (địa chỉ: P204 tầng 2 số 86 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Quá trình hậu kiểm, Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA không thừa nhận các website nêu trên của Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo các sản phẩm TPBVSK Zawa trên trang mạng nêu trên.

Trên trang mạng http://www.satochi.com.vn/z đang quảng cáo sản phẩm TPBVSK Satochi gây hiểu nhầm có tác dụng như Thu*c chữa bệnh; liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.

Sản phẩm TPBVSK quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty Cổ phần Butaba (địa chỉ: tầng 2, tòa nhà HH1, ngõ 102 Trường Chinh, P. Khương Mai, Đống Đa, TP. Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Quá trình hậu kiểm, Công ty Cổ phần Butaba không thừa nhận website nêu trên của Công ty Cổ phần Butaba, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm TPBVSK Satochi trên trang mạng nêu trên.

Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên các trang mạng: https://facebook.com/hoathuyetngocthanhtrungtamdongy, https://facebook.com/hoat-huyet-ngoc-thanh-bac-si-nguyen-hoang-son, https://nhathuoc115.vn,https://cravimax.net, https://toikhoemanh.com,https://sieuthisongkhoe.com,https://healcentral.org đang quảng cáo các sản phẩm TPBVSK: Hoạt huyết ngọc thanh và Xoan Rico có nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như Thu*c chữa bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm; quảng cáo dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.

Sản phẩm TPBVSK quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty TNHH Ripple Việt Nam (địa chỉ: P502, tầng 5, số 435 đường Nguyễn Khang, P. Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH Ripple Việt Nam không thừa nhận website nêu trên của Công ty TNHH Ripple Việt Nam, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo các sản phẩm TPBVSK Hoạt huyết ngọc thanh và Xoan rico trên trang mạng nêu trên.

Cục An toàn thực phẩm khẳng định nội dung quảng cáo sản phẩm TPBVSK Zawa và TPBVSK Satochi, TPBVSK Hoạt huyết ngọc thanh và TPBVSK Xoan rico đang được quảng cáo vi phạm trên website nêu trên không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm TPBVSK Zawa và TPBVSK Satochi, TPBVSK Hoạt huyết ngọc thanh và TPBVSK Xoan rico.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, TPBVSK, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành TW về an toàn thực phẩm vừa gửi văn bản tới Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ ngành liên quan đề nghị tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN), TPBVSK thuộc lĩnh vực quản lý.

Theo đó, vi phạm trong lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, tình trạng vi phạm về quảng cáo TPCN rất phổ biến và khó kiểm soát, đặc biệt là vi phạm trên mạng xã hội (zalo, facebook, youtube, google và các trang thông tin điện tử có tên miền nước ngoài). Các hành vi vi phạm chủ yếu là quảng cáo TPCN như thần dược, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo không đúng nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng lời nói, hình ảnh của giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, bệnh nhân; quảng cáo không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là Thu*c, không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh”. Một số chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình lạm dụng hoạt động tư vấn sức khỏe có sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ lồng ghép quảng cáo TPCN có nội dung vi phạm như trên.

Nguyễn Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khi-doanh-nghiep-choi-bo-san-pham-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cua-minh-n176348.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY