Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khi nào muỗi truyền sốt xuất huyết đốt nhiều nhất và cách phòng ngừa để ngăn lây nhiễm bệnh

Trong những tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết được báo cáo trên cả nước không ngừng gia tăng. Trong khi điều kiện thời tiết là nguyên nhân chính, các ca sốt xuất huyết cũng trở nên nghiêm trọng do các biến thể mới xuất hiện.

Trong khi chúng ta chưa có vaccine ngừa sốt xuất huyết thì điều thực sự quan trọng là áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của bệnh ngay từ đầu và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Virus sốt xuất huyết, lây lan qua vết đốt của muỗi aedes aegypti (muỗi vằn) bị nhiễm virus. Với một bệnh nhiễm trùng như vậy, lây lan chủ yếu qua vết muỗi đốt, rất khó để phân biệt giữa vết muỗi đốt bình thường và vết muỗi đốt sốt xuất huyết.

Khi nào muỗi Aedes có xu hướng đốt nhiều nhất?

Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết cũng có xu hướng hoạt động mạnh nhất vào ban ngày, và người ta cho rằng khả năng lây nhiễm cao nhất xảy ra vào các giờ đầu sáng và cuối giờ chiều.

Virus sốt xuất huyết, lây lan qua vết đốt của muỗi aedes aegypti (muỗi vằn) bị nhiễm virus.

Theo các nghiên cứu, muỗi Aedes hoạt động mạnh nhất vào ban ngày, khoảng hai giờ sau khi mặt trời mọc và vài giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng cũng có thể đốt người sau khi mặt trời lặn.

Một đặc điểm nổi bật khác đối với những vết đốt của bệnh sốt xuất huyết này là nơi muỗi đốt người. Với bệnh sốt xuất huyết, các chuyên gia nói rằng muỗi bị nhiễm bệnh nhắm vào các bộ phận cơ thể nhất định như xung quanh mắt cá chân, khuỷu tay.

Nên nhớ rằng, chỉ một vết đốt của muỗi Aedes cũng đủ để lây nhiễm bệnh cho một người và dẫn đến các triệu chứng.

Có cách nào để phân biệt vết muỗi đốt gây bệnh sốt xuất huyết không?

Nhận biết hoặc phân biệt giữa các vết muỗi đốt, hơn nữa sau khi chúng đã cắn một người sẽ cực kỳ khó khăn.

Mặc dù phòng ngừa thực sự là cách tốt nhất để tránh bị nhiễm trùng theo mùa như sốt xuất huyết, nhưng nếu bị muỗi Aedes đốt, nhiều người nói rằng vùng vết cắn có thể có màu đỏ và ngứa hơn vết muỗi đốt thông thường.

Khi nào các triệu chứng bắt đầu xuất hiện?

Thời kỳ ủ bệnh của virus sốt xuất huyết, tức là khoảng thời gian từ khi muỗi đốt đến khi nhiễm trùng xảy ra trong cơ thể được tính là 4-10 ngày.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào sau đó và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tuổi tác và các bệnh có sẵn của một người.

Thời kỳ ủ bệnh của virus sốt xuất huyết, tức là khoảng thời gian từ khi muỗi đốt đến khi nhiễm trùng xảy ra trong cơ thể được tính là 4-10 ngày.

Với bệnh sốt xuất huyết, điều quan trọng không kém là cần lưu ý các dấu hiệu bắt đầu xấu đi. Các dấu hiệu ban đầu phổ biến nhất của nhiễm sốt xuất huyết bao gồm:

- Sốt cao, thường hơn 39,5 độ C.

- Nhức mỏi cơ thể

- Phát ban, suy nhược và mệt mỏi

- Đau nhức xương

- Đau bụng

- Đỏ mắt

- Buồn nôn và ói mửa

Cần nhớ rằng sốt xuất huyết vẫn là một bệnh nhiễm trùng hoàn toàn có thể tránh được miễn là tuân thủ các biện pháp vệ sinh phòng ngừa tốt. Để tự bảo vệ mình trong mùa sốt xuất huyết hoành hành như hiện nay, sau đây là một số việc cần làm sớm nhất:

- Làm sạch, khử trùng nguồn nước đọng, tránh đọng nước.

- Thay nước vào chậu, máng ăn cho chim hàng ngày.

- Mặc quần áo dài để tránh tiếp xúc với muỗi

- Sử dụng tinh dầu, thuốc đuổi muỗi, thuốc xịt và màn để tránh muỗi tại nhà

- Tăng cường khả năng miễn dịch, tuân theo một chế độ ăn uống và lối sống thích hợp.

Xem thêm:

Đi khám vì miệng có ‘mùi hôi’, người phụ nữ sốc nặng khi bị tuyên ‘án tử’

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/khi-nao-muoi-truyen-sot-xuat-huyet-dot-nhieu-nhat-va-cach-phong-ngua-de-ngan-lay-nhiem-benh-32614/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY