Khoai na, Khoai nưa, Nưa chuông - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols. (A. campanulatus Blume ex Decne)., thuộc họ Ráy - Araceae.
Cây thảo sống hằng năm có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ Khoa tây chung quanh có 3 - 5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m, màu xanh sẫm có đốm bột trắng; phiến chia làm ba nom tựa lá đu đủ. Cụm hoa gồm có một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bông mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên.
Loài phân bố ở ân độ, mianma, trung quốc, việt nam, campuchia, malaixia, inđônêxia và philippin. ở nước ta, khoai na mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng cũng đã lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh lạng sơn, quảng ninh, hà bắc, hoà bình, hà tây, nghệ an, hà tĩnh, quảng trị, thừa thiên huế. củ khoai na được trồng chủ yếu để lấy bột. bột này trắng mịn giống như bột sắn những có tỷ lệ tinh bột cao hơn nhiều. dọc nưa cũng ăn được, những phải ngâm nước vo gạo cho hết ngứa rồi có thể dùng nấu canh dấm, muối dưa.
Trong 100g củ có nước 74,8%, protein 1,9%, lipid 0,5%, cellulose 1,6%, dẫn xuất không protein 20,7% và khoáng toàn phần 0,5%.
Ở Ân độ người ta dùng để chữa trĩ và kiết lỵ. Nếu dùng tươi, nó tác dụng như một chất kích thích và làm long đờm và có thể dùng để trị thấp khớp cấp tính.