Trầm cảm sau sinh là bệnh tâm lý liên quan đến những suy nghĩ và tậm trạng bế tắc xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh em bé. Đây là một căn bệnh gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm cho chính bản thân người bệnh và người thân xung quanh họ. Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Người thân nên hiểu rõ về bệnh lý để giúp đỡ bà mẹ vượt qua giai đoạn này.
Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh suy nghĩ không được sáng suốt như bình thường. Đầu óc họ thường xuyên tồn tại những cảm giác lo sợ, sợ con mình sẽ bị hại, suy nghĩ rằng bản thân mình là người mẹ không tốt. Họ cảm giác mệt mỏi tinh thần, nếu như không được chia sẻ bởi gia đình, họ sẽ dễ làm ra những hành động dại dột.
Trầm cảm sau sinh có xu hướng ngày càng gia tăng |
Một điều nguy hiểm là trầm cảm sau sinh có thể diễn ra trong một thời gian dài, từ vài tháng cho đến vài năm. Căn bệnh này cứ âm ỉ nên nhiều người thân không để ý. Đến khi bà mẹ bị trầm cảm gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc thì người thân và gia đình nhận ra đã quá muộn.
Hiểu về bệnh trầm cảm sau sinh
Trầm cảm có thể chia làm 3 giai đoạn chính với những đặc điểm như sau:
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn bắt đầu của bệnh, nó ở mức nhẹ nhất của trầm cảm. Chính bản thân bạn không nghĩ rằng mình đang mắc bệnh. Bạn chỉ nghĩ đây là tâm trạng buồn chán nhất thời, một vài suy nghĩ tiêu cực thỉnh thoảng thoáng qua mà thôi. Nếu như những suy nghĩ tiêu cực kéo dài mà không được chia sẻ, bạn sẽ có xu hướng thể hiện rõ ràng chúng ra ngoài.
Bạn cảm thấy chán ghét bản thân mình, thấy mình là một người mẹ tồi. Bạn sợ hãi khi nghe tiếng con khóc. Nhiều khi bạn cảm thấy đau khổ, mệt mỏi, vô vọng tăng dần sau khi sinh con. Đôi khi còn có cảm giác bị chồng, gia đình, bạn bè quên lãng, bỏ rơi.
Dần dần những phụ nữ sau sinh lâm vào trạng thái mệt mỏi triền miên, họ thờ ơ với công việc nhà, thậm chí không buồn tắm rửa, chải chuốt. Họ mất hứng thú với ngay cả cuộc sống tình dục.
Ở giai đoạn này, người mẹ trở nên khép kín hơn, không còn muốn gần gũi người thân quen, kể cả chồng. Họ chỉ muốn ở một mình và khóc. Nếu người thân không tinh ý, rất khó phát hiện ra triệu chứng bệnh của họ.
Giai đoạn 2
Sau một quá trình trầm cảm dài của giai đoạn 1, cơ thể người mẹ đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi những đêm trằn trọc không ngủ, những bữa ăn uống không điều độ, cảm giác buồn bã kéo dài. Người mẹ trầm cảm sau sinh có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được chút nào. Hoặc có thể họ ngủ không liên tục, bị tỉnh giấc giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng tỉnh dậy và không thể hoặc rất khó có thể ngủ lại được.
Phụ nữ trầm cảm sau sinh luôn luôn cảm thấy mệt mỏi |
Người mẹ luôn có cảm giác hoảng hốt đối với những tình huống quen thuộc xảy ra hàng ngày, và khó khiến họ bình tĩnh lại. Cơ thể họ ngày càng suy nhược với dáng vẻ mệt mỏi bộc lộ rõ rệt ra bên ngoài.
Giai đoạn 3
Một con số rất đáng báo động: Gần 50% người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát. Người mẹ luôn cảm thấy cuộc sống của mình thật tăm tối mù mịt. Họ luôn bị ám ảnh về một hoạt động hay một sự việc nào đó, hoặc ám ảnh về một người, có thể là chính đứa con của họ.
Một vài người mẹ trở nên sợ hãi hoảng loạn và tin rằng mình là mối nguy hại cho gia đình, đặc biệt là nguy hiểm đối với con của mình. Cũng có người lại ghét chính đứa trẻ, coi con là nguyên nhân của mọi sự khó chịu. Khi người mẹ thấy mình có cảm giác này, nên báo với gia đình và bác sĩ để được chia sẻ và tư vấn tâm lý. Nếu không, những tình huống nguy hiểm cho chính người mẹ và đứa con có khả năng cao xảy ra.
Làm gì để điều trị bệnh trầm cảm sau sinh?
Phụ nữ sau sinh, nhất là phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh cần được sự quan tâm đặc biệt của chồng, người thân và bác sĩ. Để điều trị trầm cảm, họ cần được kết hợp với nhiều biện pháp điều trị khác nhau như: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormone, hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Phụ nữ sau sinh cần được sự quan tâm đặc biệt của người chồng và gia đình |
- Liệu pháp tâm lý là một liệu pháp được chọn lựa đầu tiên. Bởi vì liệu pháp này không cần sử dụng đến các loại thuốc, không sợ ảnh hưởng đến trẻ nếu bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Liệu pháp này cũng giải quyết được nguyên nhân sâu xa của vấn đề trầm cảm sau sinh, giúp bà mẹ nhận được sự quan tâm của gia đình mau chóng lấy lại tinh thần và cân bằng trong cuộc sống.
- Liệu pháp hormone sử dụng hormone estrogen có hiệu quả tốt đối với bệnh trầm cảm sau sinh. Hormone estrogen có thể được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc chống trầm cảm: Khi bị trầm cảm nặng, bà mẹ không thể tự chăm sóc cho mình và chăm sóc con thì cần được hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý nếu bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, vì cân nhắc giữa việc dùng thuốc điều trị với tác dụng phụ nếu tiếp tục cho con bú. Khi bà mẹ sử dụng thuốc cần phải có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Có thể vài tháng hoặc kéo dài âm ỉ vài năm. Vì vậy, người chồng và gia đình cần đặc biệt quan tâm chăm sóc tới phụ nữ sau sinh để giúp họ vượt qua giai đoạn này và phòng chống bệnh trầm cảm.
Khuyên Vũ
Theo chuyên đề Sức Khoẻ Gia Đình
Chủ đề liên quan: