Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không phải cứ ngủ nhiều là tốt, giấc ngủ trưa hay tối qua dài làm tăng nguy cơ đột quỵ

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trung bình cứ 6 người thì một người có nguy cơ đột quỵ. Đây là tình trạng nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong do tắc nghẽn oxy hoặc dòng máu đến não.

Người ta cho rằng những thói quen không lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống nghèo nàn, lười vận động và sử dụng nicotine đều làm tăng khả năng bị đột quỵ.

Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nói rằng có một điều đáng ngạc nhiên mà bạn có thể làm vào buổi chiều dường như có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn — và đối với hầu hết, nó không được coi là không lành mạnh.

Ngủ một giấc dài vào buổi trưa có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn

Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí y khoa Neurology đã khám phá các mối liên hệ có thể có giữa thời lượng ngủ, giấc ngủ ngắn, chất lượng giấc ngủ và nguy cơ đột quỵ.

Ngủ một giấc dài vào buổi trưa có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn

Bằng cách phân tích dữ liệu từ 31.750 người tham gia, các nhà nghiên cứu đã thấy được rằng ngủ trưa dài trong ngày (kéo dài từ 90 phút trở lên), có liên quan đến nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn 25% so với những người ngủ trưa từ 30 phút trở xuống.

Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy nguy cơ đột quỵ và sức khỏe tim mạch có thể được hưởng lợi từ những giấc ngủ ngắn khi cần thiết.

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Heart đã phân tích dữ liệu sức khỏe của 3.462 cư dân ở Lucerne, Thụy Sĩ và phát hiện ra rằng những người ngủ trưa một hoặc hai lần mỗi tuần giảm 48% nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc suy tim so với những người không bao giờ ngủ trưa.

Nghiên cứu cho thấy ngủ quá nhiều vào ban đêm cũng có tác động tương tự

Tương tự, những người ngủ từ 9 giờ trở lên mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 23% so với những người ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Nhóm nghiên cứu viết: “Thời gian ngủ kéo dài liên tục hoặc chuyển từ thời lượng ngủ trung bình sang dài làm tăng nguy cơ đột quỵ”.

Mặc dù các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giấc ngủ ngắn hơn - đặc trưng là ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm - không có tác động quan sát được đối với nguy cơ đột quỵ, nhưng các nghiên cứu khác đã quan sát thấy mối liên quan như vậy.

Những người ngủ từ 9 giờ trở lên mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 23% so với những người ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.

Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết: So với thời lượng ngủ từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ tăng 1,63 lần đối với thời lượng ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày. Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng những phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người đàn ông làm như vậy.

Chất lượng giấc ngủ kém cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chất lượng giấc ngủ tổng thể kém có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Ngoài ra, so với chất lượng giấc ngủ tốt, những người có chất lượng giấc ngủ kém cho thấy nguy cơ đột quỵ tổng thể, thiếu máu cục bộ và xuất huyết cao hơn lần lượt là 29%, 28% và 56%.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ cũng như thói quen ngủ tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ.

Xem thêm:

Làn sóng Omicron lớn có khả năng trở thành một chủng COVID-19 thống trị toàn cầu

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/khong-phai-cu-ngu-nhieu-la-tot-giac-ngu-trua-hay-toi-qua-dai-lam-tang-nguy-co-dot-quy-33065/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY