Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kiên cường, không lùi bước...

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 kéo dài và nhiều cam go, áp lực lần hồi bào mòn sức lực và tinh thần lực lượng y tế thành phố. Tuy vậy, nhiều y, bác sĩ, điều dưỡng, đặc biệt ở Bệnh viện Ða khoa TP Cần Thơ, vẫn kiên cường sát cánh cùng người bệnh, quyết không lùi bước khi dịch COVID-19 chưa lui.

THU SƯƠNG

cuộc chiến chống dịch covid-19 kéo dài và nhiều cam go, áp lực lần hồi bào mòn sức lực và tinh thần lực lượng y tế thành phố. tuy vậy, nhiều y, bác sĩ, điều dưỡng, đặc biệt ở bệnh viện (bv) ða khoa tp cần thơ, vẫn kiên cường sát cánh cùng người bệnh, quyết không lùi bước khi dịch covid-19 chưa lui.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường tặng Bằng khen cho BS CKII Phan Thị Phụng (bìa phải) và Khoa ICU vì thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: THU SƯƠNG

Tận tâm , tận lực...

“Chúng tôi làm mọi cách để cứu người, theo đúng chỉ định và lương tâm, trách nhiệm của thầy Thu*c. Sự sống của bệnh nhân dù một ngày, một tháng đều đáng quý”- BS CKII Phan Thị Phụng, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU) chia sẻ, sau khi cùng các đồng nghiệp BV Ða khoa TP Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 35 tuổi nhiễm COVID-19 trên nền ung thư cổ tử cung di căn, xâm lấn niệu quản, suy thận cấp, không tiêu tiểu được. BS Phụng cho biết, sau hội chẩn và lựa chọn giải pháp có lợi nhất cho sức khỏe bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ mở niệu quản qua da và kết quả thật mỹ mãn, bệnh nhân vượt qua nguy kịch, dần phục hồi sức khỏe.

BS Phụng là người đã xin ở lại để cùng đồng nghiệp chống dịch COVID-19, dù đã có quyết định nghỉ hưu vào cuối tháng 7-2021, thời điểm mà chỉ vài ngày sau đó BV Ða khoa TP Cần Thơ chuyển công năng, tập trung điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch của thành phố. Với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hơn 30 năm ở lĩnh vực hồi sức tích cực - chống độc, BS Phụng góp sức rất lớn cùng tập thể BV Ða khoa TP Cần Thơ cấp cứu, chữa trị khỏi bệnh cho hơn 1.000 bệnh nhân COVID-19 nặng. Các ê-kíp tích lũy được nhiều kinh nghiệm điều trị hiệu quả cho người bệnh COVID-19, đặc biệt ứng dụng thành công kỹ thuật chạy ECMO cứu sống bệnh nhân.

Bác sĩ Trần Quốc Thái là người đầu tiên được giao trọng trách thực hiện kỹ thuật ECMO cho một nhân viên cấp dưỡng 47 tuổi của một trường mầm non nhiễm COVID-19 trong tình trạng có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, cơ địa béo phì. Bệnh nhân được chuyển từ BV dã chiến đến BV Ða khoa TP Cần Thơ, diễn tiến xấu rất nhanh, xuất hiện cơn bão Cytokines, tổn thương phổi nặng, tưởng chừng không qua khỏi.

BS Thái nhớ lại: “Ngày 21-9, kíp trực ECMO nhận thấy bơm ly tâm đột ngột phát ra âm thanh lạ nên khẩn trương xin ý kiến lãnh đạo tiến hành thay bơm và huyết tương. Chúng tôi rất căng thẳng bởi đây là ca đầu tiên, thiếu nhiều dụng cụ, phải huy động từ các BV trong và ngoài thành phố. Rất may, sau đó tình trạng tán huyết cải thiện. Sau 36 ngày ECMO, lọc máu liên tục, thay huyết tương, hồi sức nội khoa tích cực, kháng sinh phổ rộng, tình trạng bệnh nhân phục hồi dần và được xuất viện”.

Vì thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác phòng, chống dịch covid-19 trên địa bàn thành phố, bs ckii phan thị phụng và khoa icu của bv ða khoa tp cần thơ được chủ tịch ubnd tp cần thơ trần việt trường tặng bằng khen.

Ðối mặt hiểm nguy

“Sợ lắm chứ. Lo nghĩ đủ điều”- Ðiều dưỡng Huỳnh Thanh Bình chia sẻ cảm giác khi hay tin anh và 11 đồng nghiệp trong cùng tua trực trở thành F0. Bình có tiền sử dị ứng kháng sinh, hai lần sốc phản vệ và gặp nhiều tác dụng phụ khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Nếu không may bệnh nặng, nguy cơ đến tính mạng rất cao. Không chỉ sợ cho mình, Bình còn nặng lo gia đình. Hai vợ chồng đều làm điều dưỡng của BV, ở trọ, mới sinh con đầu lòng vài tháng tuổi. Cha mẹ hai bên ở quê, già yếu, bệnh tật. Suốt 10 ngày nằm viện, Bình trăn trở, lo lắng. Nhờ vợ động viên, anh vững tin vượt qua gian khó.

BS Phan Thanh Thông mắc COVID-19 cùng đợt với điều dưỡng Bình. Vợ của BS Thông cũng là bác sĩ, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh. Hai vợ chồng đều tham gia tuyến đầu chống dịch, có khi cả tháng không gặp nhau do trực chéo tua. Thời gian BS Thông mắc bệnh, bà xã anh chỉ có thể động viên chồng qua những cuộc gọi video call và những dòng tin nhắn nhớ thương.

Sau ca trực ở BV, BS Phan Thanh Thông lại đồng hành cùng các F0 điều trị tại nhà. Ảnh: BS cung cấp.

Áp lực công việc tại ICU rất lớn. Các y, bác sĩ liên tục theo dõi diễn tiến, thực hiện các kỹ thuật, Thu*c men, chăm sóc người bệnh. Nhiều điều dưỡng mệt quá, tìm một góc ngồi nghỉ tạm rồi ngất luôn, may nhờ đồng nghiệp phát hiện, lay dậy cấp cứu kịp thời. Một số hụt hơi sắp ngất, theo phản xạ mở vội khẩu trang ra trong môi trường làm việc có mật độ virus cao. Vất vả, hiểm nguy là thế, nhưng điều khiến nhân viên y tế đau đớn nhất chính là những lúc chứng kiến người bệnh không qua khỏi.

BS Phan Thị Phụng kể, có gia đình tới 5-7 người thân cùng vào viện. Nhiều bệnh nhân trẻ, không có bệnh nền, chỉ tổn thương phổi, SPO2 tụt dưới 80 vẫn còn tỉnh táo, nhưng rồi đột ngột ngưng tim, bác sĩ trở tay không kịp. Các thầy Thu*c ôm vào lòng nỗi buồn, day dứt: “Không biết mình đã làm hết sức chưa, còn thiếu sót gì mà không cứu được bệnh nhân”. Lúc gói ghém những di vật của người đã khuất, điều dưỡng Bình xót xa khi thấy điện thoại có 17 cuộc gọi nhỡ và nhiều tin nhắn thăm hỏi bệnh nhân: “Mẹ ơi mẹ khỏe hơn chưa; Chị ơi, chị thế nào, trả lời cho em biết”… BS Phụng bộc bạch: “31 năm làm nghề, tôi chưa thấy trận dịch nào khốc liệt, khủng khiếp thế này”.

Quyết đẩy lùi COVID-19

Vừa khỏi bệnh, BS Thông và điều dưỡng Bình đã mau chóng quay về trận tuyến. Các thầy Thu*c BV Ða khoa TP Cần Thơ cũng tham gia Mạng lưới Thầy Thu*c đồng hành, tranh thủ tư vấn online cho F0 điều trị tại nhà sau khi ra tua trực. BS Thông tích cực chia sẻ những trải nghiệm của bản thân, với lời khuyên giữ vững tinh thần là liệu pháp hữu hiệu giúp người bệnh đẩy lùi COVID-19.

Ðiều dưỡng Huỳnh Thanh Bình bên vợ và con thơ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trong trận chiến cam go này, BV Ða khoa TP Cần Thơ càng khẳng định vai trò cánh chim đầu đàn của ngành Y tế thành phố với tinh thần đoàn kết, hết lòng vì người bệnh. BS Thông kể, anh nhớ tấm lòng của một bệnh nhân cao tuổi, muốn nhường máy thở cho người bệnh khác, vì cụ thấy sống đủ lâu rồi. Câu chuyện đẹp về tình người nhắc bác sĩ nhớ lời dạy của thầy cô ở trường y: “Mỗi bệnh nhân là một người thầy cao cả của bác sĩ”.

Bs ckii trần quốc luận, giám đốc bv ða khoa tp cần thơ cho biết, các bác sĩ, điều dưỡng làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh và phơi nhiễm cao. nhiều cán bộ y tế trở thành f0. dù vậy, tập thể bv ða khoa tp cần thơ vẫn đồng lòng, kiên quyết bảo vệ sức khỏe, tính mạng người bệnh. hy vọng với sự kiên cường của các “chiến sĩ áo trắng” và sự chung sức của cả hệ thống chính trị, thành phố sớm đẩy lùi dịch bệnh, để người dân trở lại cuộc sống bình thường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/kien-cuong-khong-lui-buoc--a143321.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY