Kỳ 1: Hiện thực hóa chủ trương ‘thu hút và trọng dụng nhân tài’
Lâu nay, đóng góp của người tài vào sự phát triển của đất nước còn hạn chế bởi những rào cản về cơ chế, chính sách, bố trí việc làm chưa phù hợp; cơ hội thăng tiến bị hạn chế; thu nhập, đãi ngộ thiếu thỏa đáng… Những vấn đề này có thể tháo gỡ qua “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài”.
Ảnh minh họa |
Dự thảo “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” nêu việc thu hút, trọng dụng nhân tài không phân biệt nhân tài là đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài, bảo đảm cơ hội bình đẳng cho nhân tài được cống hiến và đãi ngộ xứng đáng với kết quả thực hiện nhiệm vụ. |
“Thu hút và trọng dụng nhân tài” là chủ trương lớn và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm qua. Ngay từ những năm đầu đổi mới, trong Văn kiện Đại hội VI, Đại hội VII, Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Văn kiện đại hội x của đảng chỉ rõ: “xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong đảng hay ngoài đảng”. đại hội xi khẳng định: “có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”; “hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài”. đảng tiếp tục khẳng định tại đại hội xii: “phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ”, “lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu, có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài”.
Hiện thực hóa những quan điểm, chủ trương này của Đảng, Chính phủ đã xây dựng và triển khai nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có nội dung thu hút, trọng dụng nhân tài.
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã quy định những trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng, cho phép người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP cũng quy định chế độ, chính sách ưu đãi đối với người tập sự có trình độ cao như: “Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh các văn bản hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã đề ra mục tiêu liên quan đến chính sách trọng dụng và đãi ngộ nhân tài trong nền công vụ, như: Tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực của công chức; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh.
Trọng dụng nhân tài một cách hợp lý, hiệu quả là cách tạo điều kiện tốt nhất để những người tài có cơ hội đóng góp cho xã hội.
Năm 2019, báo chí đưa câu chuyện về Tiến sĩ Lý Kim Hà, giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM, là người trẻ nhất trong số 349 ứng viên phó giáo sư vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố đủ tiêu chuẩn năm 2019. Tiến sĩ Hà có 17 bài báo quốc tế, nổi tiếng với các công trình nghiên cứu độc lập về “Giải tích phức nhiều biến”. Tuy nhiên, sau 5 năm giảng dạy, lương cứng mà Tiến sĩ Hà nhận được là 5,5 triệu đồng/tháng.
Năm 2020, báo chí tiếp tục đưa tin về mức lương 3 triệu đồng của nhà khoa học trẻ Hồ Thị Thương, tác giả chính của 2 công bố và đồng tác giả của 4 công bố quốc tế uy tín. Chị từng tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của một khoa thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, là đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2020. Với một nhà khoa học nữ mới 29 tuổi, đó là những thành công rất đáng ngưỡng mộ, điều bất ngờ là mức lương “cứng” nhà khoa học này nhận được chỉ là... 3 triệu đồng/tháng.
Những câu chuyện như thế cho thấy việc phát hiện, phát huy và trọng dụng nhân tài ở nước ta đến nay vẫn đang là vấn đề thời sự và ngày càng trở nên cấp bách.
Đối tượng áp dụng thu hút, trọng dụng nhân tài:- Cán bộ, công chức, viên chức là người có tài năng trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam và của các tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước ở Trung ương và địa phương. - Người có tài năng ở khu vực ngoài nhà nước; người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài; du học sinh Việt Nam trở về nước; sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện ở các cơ sở đào tạo trong nước. |
Tháng 12/2020, Bộ Nội vụ đưa ra dự thảo “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” để lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Dự thảo đưa ra quan điểm phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài là khâu đột phá trong công tác cán bộ của cả hệ thống chính trị. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam hoạch định một chiến lược thu hút người tài ở cấp quốc gia.
Bộ Nội vụ thẳng thắn nhận định, việc thu hút, trọng dụng nhân tài trong cơ quan nhà nước thời gian qua còn gặp một số hạn chế, bất cập. Trong đó, có nguyên nhân chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của chính sách phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài; bố trí việc làm chưa phù hợp; cơ hội thăng tiến bị hạn chế; thu nhập, đãi ngộ thiếu thỏa đáng; môi trường, điều kiện làm việc không đủ sức hấp dẫn cho nên nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương không giữ chân được nhân tài.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa quan tâm, cũng chưa có được những thẩm quyền, điều kiện cần thiết trong thực hiện các biện pháp thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Bộ Nội vụ cũng chỉ ra tình trạng "chảy máu" nhân tài, thiếu người làm được việc trong cơ quan nhà nước đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa khắc phục được.
Vì vậy, dự thảo của Bộ Nội vụ nêu phương châm “Kết nối với nhân tài của ngày mai từ những người có triển vọng tài năng của ngày hôm nay” và phương châm “Bốn tốt” (Đãi ngộ tốt - Cơ hội thăng tiến tốt - Môi trường làm việc tốt - Để sáng tạo tốt) trong chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài.
Mục tiêu của dự thảo cũng nêu rõ, từ năm 2021 đến năm 2025, có 100% các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và triển khai thực hiện chính sách cụ thể thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp với Chiến lược này và tình hình thực tiễn.
Việc triển khai có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững như: Chính trị và quản lý điều hành nhà nước; khoa học, công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số, cơ sở dữ liệu, tự động hóa…; giáo dục; y tế; công nghệ sinh học; văn hóa, thể thao…
Từ năm 2026 đến năm 2030, 100% các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo đảm khung tỉ lệ tối thiểu từ 2% đến 5% trở lên nhân tài trong cơ cấu lãnh đạo, quản lý; từ 10% đến 15% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ. Từ năm 2030 trở đi, phấn đấu mỗi năm tăng thêm ít nhất 1% trở lên với cơ cấu lãnh đạo, quản lý và 3% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ.
Từ năm 2021 đến năm 2025, có 100% các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và triển khai thực hiện chính sách cụ thể thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp với Chiến lược này và tình hình thực tiễn. Có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững như: chính trị và quản lý điều hành nhà nước; khoa học, công nghệ cao, nhất là công nghệ số, cơ sở dữ.
Rất nhiều kỳ vọng được đặt vào “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” đang được lấy ý kiến nhân dân để thu hút được đóng góp của người tài vào sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
kỳ 2: chính sách thu hút nhân tài nhiều nhưng còn bất cập