Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh sau tuổi 35?

Trong thời đại ngày nay, nhiều phụ nữ lập gia đình khá muộn. Thống kê cho thấy, số trẻ được sinh ra từ những người lần đầu làm mẹ trên 35 tuổi vào năm 2012 cao gấp 9 lần so với đầu những năm 1970.

Mặc dù đúng là có một số rủi ro đối với các bà mẹ ngoài 30 tuổi, nhưng không có lý do gì để lo lắng về số việc bạn đã bao nhiêu tuổi, sức khỏe của bạn trước và trong khi mang thai quan trọng hơn số tuổi.

Những rủi ro khi mang thai ở người mẹ tuổi cao là gì?

Khi phụ nữ lớn tuổi, nguy cơ mắc một số biến chứng có thể tăng lên. Điều đó không có nghĩa là mọi người mẹ lớn tuổi sẽ gặp vấn đề. Nhưng sẽ hữu ích khi nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra để bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu chúng:

Rắc rối về khả năng sinh sản: Khi phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng sinh sản của họ càng giảm. Việc mang thai ở tuổi 40 không dễ dàng như ở tuổi 30. Đó là điều cần lưu ý nếu bạn đang có câu hỏi "Khi nào thì nên có con?".

Khi phụ nữ lớn tuổi, nguy cơ mắc một số biến chứng có thể tăng lên.

Bất thường nhiễm sắc thể: Em bé của những bà mẹ lớn tuổi có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể, có khả năng gây ra nhiều loại dị tật bẩm sinh. Phổ biến nhất là hội chứng Down.

Ở tuổi 25, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down của một phụ nữ là 1/1.250. Ở tuổi 40, rủi ro là khoảng 1/100 (mặc dù đó vẫn chỉ là 1% nguy cơ).

Các biến chứng liên quan đến thai nghén: Các bà mẹ trên 35 tuổi có thể có nguy cơ cao mắc các vấn đề như:

- Tiền sản giật, một tình trạng gây ra huyết áp cao.

- Bệnh tiểu đường thai kỳ, khi có quá nhiều đường trong máu.

- Sảy thai hoặc thai chết lưu.

Những biến chứng này có khả năng gây hại cho mẹ và con. Chúng cũng làm tăng trường hợp mẹ sinh mổ.

Trẻ nhỏ hơn: Các bà mẹ ở độ tuổi cuối 30 hoặc 40 có nguy cơ sinh con nhỏ hơn, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Không hoàn toàn rõ ràng tại sao điều đó lại xảy ra, nhưng nó có liên quan đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng từ nhau thai trong thai kỳ.

Các bước để có một thai kỳ khỏe mạnh sau tuổi 35

Những con số không nói lên toàn bộ câu chuyện. Mặc dù các bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ gia tăng về tổng thể, nhưng tuổi tác chỉ là một yếu tố trong một thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi cần thực hiện các hành động để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh

1. Nói không với hút thuốc

Hút thuốc khi mang thai làm tăng nguy cơ: Cân nặng khi sinh thấp, sinh non, một số dị tật bẩm sinh hoặc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

2. Theo dõi cân nặng

Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, đây là thời điểm tốt cần tập luyện để có cân nặng hợp lý. Trong thời kỳ mang thai, hãy cố gắng hết sức để hạn chế tăng cân theo khuyến cáo của bác sĩ.

3. Ăn uống đúng cách

Các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi đang phát triển.

Các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi đang phát triển.

4. Hoạt động thể chất

Cố gắng tập thể dục thường xuyên trước và trong khi mang thai. Việc đi bộ hàng ngày có thể trông giống như đi lạch bạch trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng chúng vẫn được coi là hoạt động lành mạnh.

5. Kiểm soát các vấn đề sức khỏe

Các vấn đề sức khỏe không được kiểm soát như huyết áp cao, bệnh tim hoặc tiểu đường có nguy cơ gây ra các vấn đề cho mẹ và bé. Trao đổi với các bác sĩ để xem xét các loại thuốc và chất bổ sung hiện tại bạn đang dung, cũng như kiểm soát các tình trạng y tế hiện có - lý tưởng là trước khi mang thai.

6. Tìm hiểu về các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán

Các xét nghiệm này giúp xác định dị tật bẩm sinh và các vấn đề tiềm ẩn khác trong thai kỳ. Nếu các xét nghiệm phát hiện bất kỳ điều gì liên quan, bạn hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ về các bước chăm sóc tiếp theo.

Thực hiện các bước chăm sóc này sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt lớn trong việc mang thai và sinh con khỏe mạnh. Chính sức khỏe của người mẹ dù lớn tuổi sẽ quyết định kết quả của việc mang thai.

Xem thêm:

Cựu TT Bill Clinton nhập viện do nhiễm trùng huyết sau khi nhiễm trùng tiểu lan vào máu, đây là điều cần biết về bệnh này

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/lam-the-nao-de-co-mot-thai-ky-khoe-manh-sau-tuoi-35-32477/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY