Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Làm thế nào để phòng tránh u nang buồng trứng?

Với các chị em phụ nữ, u nang buồng trứng như một “sát thủ giấu mặt”. Bệnh không trừ một đối tượng nào, phát triển âm thầm, lặng lẽ, có thể dẫn đến vô sinh, sinh non, băng huyết sau sinh, ung thư buồng trứng phải cắt bỏ tử cung…

Nguyên nhân phát triển cơ bản của u nang buồng trứng

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng các bác sĩ phụ khoa đưa ra 5 nguyên nhân cơ bản:

- Thứ nhất là do nếu người phụ nữ đã từng bị sẩy thai thì rất dễ mắc phải u nang buồng trứng.

- Do có kinh sớm hơn bình thường. Đây cũng là tiền đề dẫn đến u nang buồng trứng phát triển.

- Do nội tiết bị phá huỷ.

- Chức năng của tuyến giáp bị giảm là nguyên nhân thứ 4 khiến u nang buồng trứng phát triển.

Ảnh minh họa

- Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến u nang buồng trứng có thể đi kèm với sự phá huỷ các nang trứng đã chín.

Một số dấu hiệu của u nang buồng trứng

Những cơn đau: Dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ bạn bị u nang buồng trứng là những cơn đau. Vấn đề là những cơn đau này có thể khó xác định vì nó có thể xảy ra ở những vị trí tương tự như các bệnh khác gây ra. Chỉ có một biểu hiện chắc chắn liên quan đến u nang buồng trứng là bạn bị đau sau khi quan hệ tình dục hoặc sau các hoạt động vất vả, đau ở vùng xương chậu.

Kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường cũng có thể là một dấu hiệu bạn đang bị u nang buồng trứng. Cũng có nhiều bệnh có thể làm cho chu kì kinh nguyệt thỉnh thoảng không đều nhưng nếu kinh nguyệt thường xuyên rối loạn, cả về thời gian cũng như các đặc điểm của máu kinh (đậm đặc, sẫm đen…) thì bạn nên đi khám bác sĩ, vì có nhiều khả năng đó là do u nang buồng trứng gây ra.

Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo: Nếu thấy lâm râm đau trong bụng hoặc âm đạo, đừng vội nghĩ bạn đã mang thai. Hãy nghĩ rằng đó có thể dấu hiệu của một u nang đã hình thành trong buồng trứng.

Đau hoặc tức vùng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng: Nếu bạn cảm thấy như có một trọng lượng đè xuống ở vùng bụng khiến bạn khó thở, đặc biệt gần khu vực xương chậu thì đừng bỏ qua khả năng do u nang buồng trứng gây ra.

Ngoài ra, khi bị u nang buồng trứng, nhiều chị em còn thấy xuất hiện các dấu hiệu sau: Xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng chậu (bụng dưới và hai hố chậu) liên tục hoặc từng cơn, có thể lan ra sau lưng hoặc xuống hai đùi, đau khung chậu khi giao hợp, nôn, buồn nôn... Nếu u nang lớn có thể gây chèn ép trực tràng hoặc bàng quang làm rối loạn tiểu tiện.

Ảnh minh họa

Cách phòng tránh u nang buồng trứng hiệu quả

Dưới đây là một số cách phòng bệnh cơ bản nhất:

- Cân bằng nội tiết tố.

- Hạn chế tối đa việc phá thai, bởi đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến u nang buồng trứng và một số bệnh phụ khoa khác. Đặc biệt, nạo phá thai quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ sau này.

- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều rau củ quả, thực đơn giàu protein và ít chất béo.

- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khỏe như: uống đủ nước mỗi ngày; có thói quen tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể…

- Tránh lạm dụng thuốc, tránh stress, căng thẳng và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan… là cách tốt để ngăn ngừa u nang buồng trứng và nhiều bệnh khác.

- Cách tốt nhất để phát hiện sớm u nang buồng trứng cũng như điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như tính mạng của người phụ nữ đó chính là việc khám bệnh phụ khoa định kì.

Đào Trần

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/lam-the-nao-de-phong-tranh-u-nang-buong-trung-23648/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY