Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Loạn thị khác cận thị như thế nào? Những điều cần biết về cận thị và loạn thị

Bên cạnh cận thị, loạn thị cũng là một tật khúc xạ mà nhiều người hay mắc phải kể cả trẻ em và người lớn. Vậy cận thị và loạn thị là gì? Loạn thị khác cận thị như thế nào?

1. Cận thị là gì?

Cận thị (thuật ngữ tiếng Anh là “myopia”) là tật khúc xạ khiến bạn không thể nhìn rõ các vật ở xa mà chỉ nhìn được ở cự ly gần.

Cận thị khiến bạn không thể nhìn rõ các vật ở xa mà chỉ nhìn được ở khoảng cách gần. (Ảnh: Internet)

1.1. Nguyên nhân gây cận thị

Mắt giúp chúng ta nhìn thấy bằng cách chuyển đổi ánh sáng thành hình ảnh. Khi ánh sáng chiếu vào mắt chúng ta, nó sẽ truyền từ giác mạc qua đồng tử và quay trở lại võng mạc.

Võng mạc chịu trách nhiệm truyền ánh sáng đến dây thần kinh thị giác, truyền các xung điện đến não. Khi bạn bị cận thị, ánh sáng không thể tập trung đúng vào võng mạc.

Tật cận thị cũng làm thay đổi hình dạng của mắt khiến giác mạc quá tròn hoặc nhãn cầu quá dài.

Ngoài ra, cận thị có thể do các vấn đề môi trường như sử dụng máy tính, điện thoại di động hay các thiết bị điện tử khác.

1.2. Triệu chứng mắc cận thị

Triệu chứng chính của cận thị là bạn không thể nhìn rõ những vật ở xa. Ví dụ như gặp khó khăn với đọc các biển báo khi lái xe hoặc khó nhìn thấy chữ viết trên bảng ở lớp học...

Thêm vào đó, khi bị cận thị, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau: đau đầu, nheo mắt, mỏi mắt hoặc đau nhức.

Đọc thêm:

- Nhận biết dấu hiệu cận thị nhẹ không phải ai cũng chú ý tới

- Bị cận không đeo kính có tăng độ không? Tác hại khi bị cận thị không đeo kính

2. Loạn thị là gì?

Loạn thị cũng là một tật khúc xạ ở mắt phổ biến do giác mạc bị biến dạng hoặc xuất hiện đường cong bất thường ở giác mạc. Loạn thị khiến hình ảnh mắt quan sát được không thể hội tụ ở võng mạc khiến mắt nhìn hình ảnh đó bị mờ.

Loạn thị khiến hình ảnh mắt quan sát được không thể hội tụ ở võng mạc khiến mắt nhìn hình ảnh đó bị mờ. (Ảnh: Internet)

2.1. Nguyên nhân mắc loạn thị

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra tật loạn thị, nhưng có nghiên cứu cho rằng mắc loạn thị có thể do di truyền. Bên cạnh đó, loạn thị cũng có thể xảy ra do chấn thương mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt. Ngoài ra, mắc tật loạn thị cũng liên quan đến cận thị và viễn thị.

2.2. Đối tượng mắc loạn thị

Loạn thị có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn. Bạn sẽ có nguy cơ mắc loạn thị cao hơn nếu:

- Tiền sử gia đình mắc loạn thị hoặc các rối loạn mắt khác, chẳng hạn như thoái hóa giác mạc

- Bị sẹo hoặc mỏng giác mạc

- Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng

- Có tiền sử phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể

2.3. Triệu chứng loạn thị

Triệu chứng loạn thị ở mỗi người có thể khác nhau. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

- Mắt nhìn mờ, hình ảnh nhìn thấy bị mờ nhòe hoặc méo mó ở mọi khoảng cách

- Khó nhìn vào ban đêm

- Mỏi mắt

- Nheo mắt

- Kích ứng mắt

- Đau đầu

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng loạn thị, bạn nên đi khám bác sĩ. Một số triệu chứng cũng có thể là do các vấn đề sức khỏe hoặc thị lực khác.

2.4. Phương pháp chữa loạn thị

Các trường hợp loạn thị nhẹ có thể không cần điều trị, tuy nhiên nếu mắc loạn thị nặng cần được điều trị kịp thời để tránh tình trạng trở nên nặng hơn gây ra nhược thị.

Các biện pháp điều trị loạn thị phổ biến bao gồm:

- Kính Thu*c: Đeo kính Thu*c là biện pháp điều trị đơn giản, được áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả cao và ít để lại biến chứng

- Orthokeratology (Ortho-K): Chỉnh hình (Ortho-K) là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng để điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc. Bạn sẽ đeo kính áp tròng cứng trong một khoảng thời gian giới hạn. Bạn có thể đeo khi ngủ và sau đó tháo ra vào ban ngày giúp mắt có thể nhìn rõ cả ngày. Những lợi ích của Ortho-K chỉ hiện diện khi sử dụng. Thị lực của bạn sẽ trở lại trạng thái cũ sau khi dừng Ortho-K.

- Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khúc xạ nếu bạn mắc loạn thị nặng. Loại phẫu thuật này liên quan đến việc sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc của bạn. Phương pháp này có thể sẽ chữa khỏi vĩnh viễn tình trạng loạn thị của bạn. Ba phương pháp phẫu thuật phổ biến cho tật loạn thị là cắt sừng tại chỗ bằng laser (LASIK), phẫu thuật cắt sừng quang tuyến (PRK) và cắt sừng xuyên tâm (RK). Tất cả các cuộc phẫu thuật đều mang một số rủi ro. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích trước khi phẫu thuật loạn thị.

3. Loạn thị khác cận thị như thế nào?

Sau khi đã nắm rõ cận thị và loạn thị là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu câu trả lời câu trả lời cho câu hỏi “loạn thị khác cận thị như thế nào?”.

Khác với cận thị, loạn thị là một vấn đề về thị lực phổ biến khác do sai lệch về hình dạng của mắt.

Trong bệnh loạn thị, có một đường cong bất thường ở thủy tinh thể của mắt hoặc giác mạc. Giống như cận thị và viễn thị, đường cong bất thường làm biến dạng cách ánh sáng khúc xạ vào võng mạc. Điều này làm mờ những hình ảnh mà bạn nhìn thấy sau khi não đã xử lý thông tin này từ dây thần kinh mắt.

Loạn thị khác với cận thị và viễn thị vì chúng không liên quan đến độ mờ của tầm nhìn ở một khoảng cách cụ thể. Thay vào đó, loạn thị có thể góp phần làm cho tầm nhìn bị mờ hơn.

Không giống như cận thị và viễn thị, loạn thị có thể phát triển do chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến mắt của bạn.

4. Biện pháp phòng ngừa tật khúc xạ

- Ăn các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh đậm và cá có nhiều axit béo omega-3.

- Duy trì hoạt động thể chất để hạn chế nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe dẫn đến các vấn đề về mắt, như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao.

- Hãy để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc. Bạn hãy nhìn vật gì đó cách xa khoảng 6m trong 20 giây.

- Đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi các tia UVA và UVB gây hại cho mắt.

- Từ bỏ hút Thu*c. Hút Thu*c lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Hy vọng sau khi đọc bài viết trên đây độc giả đã giải đáp được thắc mắc loạn thị khác cận thị như thế nào. Loạn thị và cận thị đều gây ra những phiền toái và đáng lo như nhau. Vì vậy, hãy luôn bảo vệ đôi mắt của bạn để không mắc phải các tật khúc xạ này nhé!

Cận thị bẩm sinh và những điều cần biết về tật khúc xạ này

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/loan-thi-khac-can-thi-nhu-the-nao-nhung-dieu-can-biet-ve-can-thi-va-loan-thi-20211201173032839.chn)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY