Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ hôm nay

Loét cẳng chân thứ phát sau thiểu năng tĩnh mạch

Bệnh nhân thường có một tiền sử lâu dài bị thiểu năng tĩnh mạch. Viêm da thường xuất hiện sau phù nề mạn tính, và thường rất ngứa.

Những điểm thiết yếu cho chẩn đoán

Có tiền sử giãn tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối, hay hội chứng sau viêm tĩnh mạch.

Vết loét không đều, khu trú ở vùng giữa ngoài của phía dưới cẳng chân và phía trên mắt cá.

Chân phù nề, vùng thương tổn giãn tĩnh mạch, nhiễm sắc tố, đỏ và có vảy (viêm da ứ trệ). Có các sẹo do thương tổn cũ để lại sẽ hỗ trợ cho chẩn đoán.

Nhận định chung

Bệnh nhân có tiền sử thiểu năng tĩnh mạch, hoặc giãn mạch rõ rệt, hoặc có tiền sử viêm tĩnh mạch huyết khối hay nhóm cơ bắp chân bị bất động dễ có nguy cơ bị bệnh. Viêm da ứ trệ với các tổn thương đỏ và ngứa thường có trước khi có loét. Tăng áp lực tĩnh mạch, phù nề, và thoát mạch các protein có trọng lượng phân tử cao như fibrinogen làm giảm oxy và chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng tổ chức. Các bạch cầu làm thương tổn các tế bào nội mạc mạch và dẫn tới làm chấn thương tổ chức.

Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nhân thường có một tiền sử lâu dài bị thiểu năng tĩnh mạch. Viêm da thường xuất hiện sau phù nề mạn tính, và thường rất ngứa. Những thay đổi này làm thay đổi màu sắc của da và làm cho da bị suy yếu, có khi làm cho da ở chân bị xơ teo. Đáy vết loét sạch, thường có tiết fibrin màu vàng và dễ dàng bị loại bỏ bằng cách đắp gặc nhưng thương tổn thường đòi hỏi phải được điều trị bằng phẫu thuật. Nếu các thương tổn không có liên quan tới ứ trệ, hoặc thương tổn khu trú ở ngón chân, ở chân hoặc phía trên đầu gối thì nên nghĩ tới chẩn đoán khác.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm tỉ mỉ hệ thống mạch máu của bệnh nhân là rất cần thiết như chụp Doppler để thăm dò thiểu năng tĩnh mạch. Ngày nay, người ta đang giới thiệu loại lưu biến đồ ánh sáng để do thời gian dự trữ của tĩnh mạch.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với viêm mao mạch, viêm da mủ hoại tử, viêm loét động mạch, nhiễm khuẩn, chấn thương, côn trùng đốt và thiếu máu hồng cầu, hình liềm. Khi nghi ngờ chẩn đoán nên cắt sinh thiết ở bờ thương tổn chứ không làm ở đáy thương tổn, có thể có ích.

Phòng bệnh

Băng ép chân để giẫm phù nề là phương pháp quan trọng nhất để phòng bệnh. Băng ép có kết quả với áp lực 30 mm Hg ở phía dưới đầu gối và 40 mm Hg ở cổ chân. Không nên bằng ép cho bệnh nhân thiểu hàng động mach có chi số áp lực cánh tay - cổ tay dưới 0,7. Phương pháp băng ép liên tiềp bằng lớp hơi có hiệu qủa lớn.

Điều trị

Loét cẳng chân có thể mạn tính và thương tổn có thể làm cho cơ thể suy nhược trong khi rất nhiều thương tổn đáp ứng rất tốt với liệu pháp điều trị chuẩn, giá trị của phương pháp điều trị mới đã cho chúng ta một hy vọng về chăm sóc bệnh nhân có hiệu qủa trong tương lai.

Liệu pháp lại chỗ

Thực hiện liệu pháp bằng ép trước hết phải làm sạch vết loét. Cần phải giới thiệu cho bệnh nhân cách làm sạch vết loét bằng dung dịch muối hoặc các chất làm sạch như Saf-clens, hay Cara-klenz hằng ngày. Có thể dùng nạo hoặc kéo nhỏ để cắt bỏ các sợi fibrin vàng, có thể gây tê tại chỗ khi các vùng này đau.

Khi đáy vết loét đã sạch, vết loét được điều trị bằng metronidazol dạng gel để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gram (-) và giảm mùi hôi. Các vùng da viêm đỏ thì điều trị bằng mỡ steroid loại trung bình hoặc loại có tác dụng mạnh. Rồi sau đó che phủ vết loét bàng một mảnh gạc ướt (Duoderm, hay Cutinova) hoặc bột polyurethan (Allevyn) tiếp sau đó là bệnh nhân đắp bột nhão kẽm Unna. Hàng tuần thay bột đắp. Vết loét sẽ bắt đầu khỏi trong vòng một tuần, và sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 2 - 3 tháng. Một số vết loét đòi hỏi phải ghép da, người ta thường không ghép toàn bộ độ dày hay một phần độ dày mà chỉ ghép một nhúm (cạo một mảnh da nhỏ đặt nằm vào đáy) có thể có hiệu quả hơn. Kỹ thuật mới ghép nuôi cấy tế bào thượng bì đã mang lại kết qủa tốt cho một số trường hợp bị thất bại khi điều trị bằng phương pháp khác.

Liệu pháp toàn thân

Nếu loét có kèm với viêm mô tế bào thì cần phải cho kháng sinh, kết hợp hai loại kháng sinh là dicloxacillin 250 mg x 4 lần/ngày và Ciprofloxacin 500 mg x 2 lần/ngày theo đường uống sẽ có hiệu quả.

Tiên lượng

Sự kết hợp đeo tất ép với các chất rửa tân tiến hơn cho phép loét ứ trệ tĩnh mạch khỏi trong vòng vài tuần hay vài tháng. Các phương pháp tân tiến hơn có tác dụng tốt trong các trường hợp ngoan cố. Kiểm soát phù nề là rất cần thiết để phòng loét tái phát.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanbenhda/loet-cang-chan-thu-phat-sau-thieu-nang-tinh-mach-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Năm 2013, tôi có đi khám hiếm muộn thì kết quả chẩn đoán là giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh dịch đồ là không có tinh trùng và phát hiện có thêm viêm gan B.
  • Nếu phát hiện chính xác bệnh, điều trị đúng cách và sớm, nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh có thể phục hồi chức năng sinh sản.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng bất thường như vậy thì thành công không cao, dưới 20%.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY