1. Nhìn các con số
Ngồi cách tường khoảng 3m. In các số từ 1-30 lên 2 tờ giấy với phông chữ lớn - nhỏ. Đính giấy có phông số lớn hơn lên tường, rồi bắt đầu nhìn từ số đầu tiên đến hết các con số.
Tiếp đó, thay thế bằng tờ giấy có kích cỡ nhỏ hoăn và lặp lại bài tập. Che mắt nhẹ nhàng bằng hai lòng bàn tay mà không tạo áp lực lên nhãn cầu. Che phủ hoàn toàn đôi mắt, không để ánh sáng lọt vào. Bắt đầu tập trung vào bóng tối và từ từ hít thở sâu.
Thực hiện bài tập này 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện thị lực mắt.
Lưu ý: Giữ thẳng lưng, tập trung sự chú ý vào đôi mắt.
Sau mỗi bài tập hãy để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhắm lại hoặc chớp nhanh trong vòng 20-30 giây.
2. Vẽ 2 chấm nhỏ
Vẽ 2 chấm nhỏ màu đen trên tường. Ngồi cách tường khoảng 3m và tưởng tượng có hai chấm trên tường với khoảng cách giữa hai chấm là gần nửa mét.
Nhìn vào một dấu chấm trong 5-6 giây và sau đó từ từ đưa mắt qua dấu chấm còn lại. Thực hiện lại bài tập mắt này trong 3 phút. Sau đó nhắm mắt lại và thư giãn.
3. Bài tập với bút chì
Tay giữ một cây bút chì trước mặt. Di chuyển cánh tay của bạn từ trên đỉnh bút đến mũi. Mắt nhìn theo bút chì cho đến khi không thể tập trung giữ chúng. Lặp lại 10 lần.
(Một cách khác là để buộc 1 vật nào đó treo trong chuỗi ánh sáng và xoay nó lại, khi ấy hãy cố giữ tập trung quanh vật đung đưa đó).
4. Viết bằng mắt
Hãy nhìn vào phía trước bức tường đối diện và giả tưởng rằng bạn đang viết bằng mắt. Không di chuyển đầu bạn. Điều này có vẻ khó khăn lúc đầu, nhưng rèn luyện một chút, nó thực sự thú vị. Các chữ cái càng lớn thì hiệu lực càng tốt.
5. Nhìn vào đồng hồ
Hãy tưởng tượng rằng, bạn đang đứng trước một chiếc đồng hồ lớn. Nhìn vào giữa đồng hồ. Sau đó nhìn vào bất kỳ một giờ nào đó mà không xoay đầu. Làm điều này ít nhất 12 lần. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập này khi mắt nhắm.
6. Chuyển động hình số 8
Hãy tưởng tượng có một hình số 8 lớn nằm ngang cách bạn khoảng 3m. Đảo mắt chầm chậm theo đường viền của hình số 8 này, khoảng 5 lần rồi nghỉ. Tiếp tục đảo mắt chậm theo chiều ngược lại 5 lần. Bài tập cho các cơ vận nhãn, giúp chúng trở nên linh hoạt hơn.
7. Vẽ vòng tròn
Dùng bàn tay trái che hờ mắt trái (mắt vẫn mở), bàn tay phải nắm lại sao cho các ngón cái ở trên. Duỗi thẳng ngón giữa và dùng nó vẽ những vòng tròn gần mắt phải, bắt đầu từ góc trong của mắt, sau đó lên cao tới lông mày và góc ngoài, tiếp theo từ mái mắt dưới trở về phía trong mắt. Đồng thời mắt phải mở dõi theo sự chuyển động của ngón tay cái.
Lưu ý: Chuyển động của mắt và ngón tay phải nhịp nhàng, chậm rãi. Đổi tay, lặp lại bài tập tương tự, dần dần kéo dài thời gian bài tập tới 3 phút.
Nguyên Hạnh
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: