Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mẹo chữa hóc xương cá cực kỳ đơn giản áp dụng tại nhà

Hóc xương cá không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, đôi khi người lớn vẫn có thể mắc phải nếu không cẩn thận trong khi ăn uống. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng tại nhà khi chẳng may bị hóc xương cá.

Những điều không được làm khi bị hóc xương cá

- Bình tĩnh để giải quyết vấn đề.

- Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa. Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.

- Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu.

- Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.

Mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả

Khi bị hóc xương cá đừng nên nóng vội để móc xương ra mà hãy thử làm một trong số các mẹo dưới đây xem sao nhé! Cực đơn giản mà hiệu quả vô cùng.

Nhét tỏi vào lỗ mũi

Gia vị luôn sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm mà không mất nhiều thời gia.

Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.

Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.

Ngậm vỏ cam chanh

Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng một miếng vỏ cam hoặc chanh. Như vậy sẽ làm xương cá mềm và tan vào nước bọt.


Dùng một viên vitamin C

Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam, chanh. Do đó, nếu không có vỏ cam hay chanh bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm. Sau vài phút, sẽ tiêu được xương cá.

Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.

Ngậm 1 miếng chuối

Cắn một miếng chuối và không nhai, ngậm trong miệng 2 phút để nước bọt thấm vào chuối sau đó nuốt. Sau đó, bạn nên uống nước để loại bỏ xương cá ra khỏi cổ họng.

Sử dụng bánh mỳ

Nếu không có chuối, hãy cắn một miếng bánh mì và ngậm trong miệng 2 phút sau đó nuốt luôn mà không nhai và uống nước.

Nếu nghiêm trọng cần phải đến bệnh viện

Trong trường hợp hóc xương cá nghiêm trọng hơn, bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Hãy đến cơ sở y tế nếu bị hóc xương cá ở mức độ nghiêm trọng. Vì nếu để lâu, dị vật này có gây nhiễm trùng ở cổ họng. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân phải đến bệnh viện để bác sĩ làm thủ thuật loại bỏ xương cá.

Lời khuyên khi ăn cá

Giáo sư Siow, bác sĩ Tan và bác sĩ Tay Sok Yan, một chuyên gia về tai mũi họng tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore đã đưa ra một số biện pháp phòng tránh để tránh nuốt xương cá.

Hạn chế vừa cười, vừa nói mỗi khi đang ăn cá.

Gỡ bỏ xương cá ngay trong đĩa (bát), không nên cho cả miếng cá vào miệng, rồi sử dụng lưỡi và răng để gỡ xương ra.

Những người đeo răng giả càng phải cẩn thận hơn mỗi khi ăn cá. Hãy nhai cẩn thận.

Nên ăn cá phi-lê vì hầu hết xương đã được gỡ bỏ trong quá trình chế biến.

Không nên ăn cá cùng với cơm hoặc bún (mỳ). Hãy ăn riêng cá.

Xé cá thành những miếng nhỏ để bạn có thể cảm nhận hoặc thấy được những mẩu xương nhỏ li ti. Đừng nhai dối và nuốt vội mỗi khi ăn cá.

Quỳnh Hoa

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/meo-chua-hoc-xuong-ca-cuc-ky-don-gian-ap-dung-tai-nha-27036/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY