Những ngày nghỉ kéo dài, bạn đang lên kế hoạch cho chuyến đi chơi xa với vô vàn những thứ cần mang theo. Đừng quên thuộc lòng những mẹo vặt dưới đây để đối phó với những sự cố trong chuyến đi của mình nhé:
Rắn cắn: Leo núi, đi bộ đường rừng, nhất là trong đêm tối có thể khiến bạn gặp tai nạn rắn cắn bất cứ lúc nào. Rắn lành thường để lại cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, còn rắn độc cắn chỉ có hai vết răng nanh cách nhau 5mm.
Theo Dân Việt, bạn cần ngồi yên một chỗ, không cử động phần cơ thể bị rắn cắn. Sau đó rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70 độ hoặc ôxy già, nước muối, rồi băng ép vết thương lại và đưa đến cơ sở y tế.
Ong đốt: Ong vò vẽ đốt có thể gây phù mặt, khó thở, đau buốt, thậm chí liệt thần kinh, suy gan thận. Vì vậy, ngay khi phát hiện bị ong đốt, vết đốt cần được rửa xà phòng rồi chườm lạnh, sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để gắp vòi ong, trường hợp nặng sẽ phải lọc máu ngoài thận để cứu sinh mạng và bảo đảm không để lại di chứng về sau.
Say nắng: Gặp người bị say nắng, bạn nên đưa vào nơi râm mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo. Sau đó, dùng khăn dấp nước mát liên tục đắp lên trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Trong trường hợp người bị say nắng không tỉnh và mê, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Đuối nước: Khi gặp người bị đuối nước, bạn cần kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh. Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ. Sau đó, để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo và tiến hành hô hấp nhân tạo. Khi mạch đập trở lại, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để hồi sức cấp cứu.
Chủ đề liên quan: