Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mẹo hay giúp ngăn ngừa sổ mũi sổ mũi do dị ứng cảm lạnh hoặc cúm

Nếu bạn bị sổ mũi, rất có thể bạn đang bị viêm mũi. Viêm mũi là tình trạng đường mũi bị viêm, thường kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, rát họng, ho và mệt mỏi.

Dưới đây là nguyên nhân gây ra sổ mũi và cách để ngăn chặn sổ mũi.

Nguyên nhân nào gây ra sổ mũi?

Có hai loại viêm mũi: dị ứng và không dị ứng. Viêm mũi dị ứng có liên quan đến dị ứng. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra một chất hóa học gọi là histamine, chất này kích hoạt các tuyến nhầy trong mũi tăng cường sản xuất, gây ra chảy nước mũi.

Điều quan trọng là phải biết loại viêm mũi nào gây ra sổ mũi vì điều đó cuối cùng sẽ xác định cách điều trị sổ mũi phù hợp.

Một dạng phổ biến của viêm mũi dị ứng là dị ứng môi trường từ các chất kích thích như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng.

Viêm mũi không dị ứng không liên quan đến histamine. Về cơ bản, đó là nguyên nhân gây ra sổ mũi nếu dị ứng không phải là thủ phạm. Điều đó có thể bao gồm một loạt các yếu tố kích hoạt như virus gây cảm lạnh và cúm, thay đổi nhiệt độ đột ngột, cảm xúc như buồn bã, thay đổi nội tiết tố hay chất kích ứng như nước hoa nồng và khói.

Điều quan trọng là phải biết loại viêm mũi nào gây ra sổ mũi vì điều đó cuối cùng sẽ xác định cách điều trị sổ mũi phù hợp.

Cách để ngăn chặn sổ mũi

Nếu bạn đang bị viêm mũi dị ứng, cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng là giảm nồng độ histamine trong cơ thể. Đó là khi thuốc kháng histamine có thể giúp ích. Nhưng tránh dùng thuốc kháng histamine an thần, vì nó có tác dụng phụ bao gồm khô miệng, bí tiểu và trong một số trường hợp, có thể suy giảm trí nhớ.

Nếu bạn đang bị viêm mũi dị ứng, cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng là giảm nồng độ histamine trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị một số dạng viêm mũi không dị ứng, đặc biệt là nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, hãy thử những cách sau:

Xì mũi: Nhưng hãy đảm bảo thổi qua từng lỗ mũi một. Nếu không, bạn có thể tạo ra áp lực đẩy chất nhầy vào xoang thay vì thoát ra ngoài.

Uống nhiều nước: Điều này giúp giữ ẩm cho các mô mũi, làm dịu bớt tình trạng nghẹt mũi.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Mặc dù máy tạo độ ẩm có thể làm cho các bệnh dị ứng trong nhà như dị ứng bụi và nấm mốc trở nên tồi tệ hơn, nhưng phòng quá khô cũng gây kích ứng đường mũi. Mục đích là giữ cho độ ẩm tương đối của ngôi nhà ở khoảng 40-50%. Nếu nó cao hơn mức đó, bạn sẽ tạo ra một môi trường trong đó mạt bụi và nấm mốc sẽ phát triển mạnh.

Đắp một miếng vải ướt và ấm: Đắp khăn ướt, ấm lên mặt nhiều lần trong ngày giúp làm dịu xoang, nơi có thể bị kích ứng do không khí khô.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối rửa mũi giúp rửa sạch các chất gây dị ứng, virus và vi khuẩn trong mũi và giúp loại bỏ chất nhầy bị mắc kẹt.

Giữ đầu được nâng cao: Khi ngủ, cố gắng giữ cho đầu được nâng cao và sử dụng thuốc chống nghẹt mũi. Ngẩng cao đầu cho phép thoát dịch mũi tốt hơn và thuốc chống nghẹt mũi sẽ mở rộng đường mũi để có thêm chỗ thông thoáng cho đường thở. Nhưng lạm dụng thuốc thông mũi có thể gây ra bồn chồn và tăng huyết áp. Các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng thuốc thông mũi không quá ba ngày.

Nếu bệnh viêm mũi, dù dị ứng hoặc không dị ứng, trở thành mãn tính, điều này làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu điều đó xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và nhận đơn thuốc phù hợp.

Xem thêm:

Không phải cứ uống rượu hay nước ấm trước khi ngủ mới tốt, đây là những thứ NÊN và KHÔNG NÊN sử dụng nếu muốn ngủ ngon

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/meo-hay-giup-ngan-ngua-so-mui-so-mui-do-di-ung-cam-lanh-hoac-cum-32613/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY