Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mẹo sơ cứu cơ bản có thể cứu sống những lúc nguy cấp, hãy lưu lại cho nhà bạn

Trong cuộc sống, những nguy hiểm và rủi ro cho sức khỏe luôn rình rập, chúng ta cần nắm vững một số kiến thức sơ cứu thông thường tại nhà. Điều này có thể ngăn ngừa hiệu quả các trường hợp khẩn cấp và giảm thiệt hại do sự chậm trễ gây ra.

1. Ngộ độc khí CO

Khi phát hiện có người bị ngộ độc khí CO, lập tức tắt công tắc gas, mở cửa ra vào và cửa sổ, cho bệnh nhân hít thở không khí trong lành, sau đó nới cúc quần áo bệnh nhân và nhanh chóng bế bệnh nhân ra ngoài.

Đối với bệnh nhân bất tỉnh có thể dùng kim hoặc đinh đâm vào huyệt Nhân trung (huyệt nằm ở vùng môi trên, ở chính giữa của vùng rãnh lõm nối liền sống mũi và môi). Đồng thời quay đầu bệnh nhân sang một bên để tránh bệnh nhân hít chất nôn vào phổi gây ngạt thở.

Nếu bệnh nhân bị ngừng tim và hô hấp, hãy tiến hành hồi sức tim phổi cho bệnh nhân liên tục cho đến khi xe cấp cứu đến.

2. Ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm điển hình là nôn mửa, tiêu chảy kèm theo đau bụng trên. Nếu ai đó trong gia đình có những triệu chứng này, hãy thực hiện như sau:

1. Gây nôn. Phương pháp này phù hợp với tình trạng trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Kích thích hầu họng bằng đũa hoặc ngón tay, hoặc uống một lần 200 ml nước muối để nguội.

Để điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, cố gắng chú ý nghỉ ngơi, tránh căng thẳng tinh thần, bổ sung đủ nước.

2. Giải độc. Nếu ngộ độc thực phẩm do ăn phải cá, tôm, cua… ôi thiu, có thể uống 1 lần 100ml giấm ăn và 200ml nước. Hoặc sắc tía tô 30g, cam thảo sống 10g sắc uống.

Để điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, cố gắng chú ý nghỉ ngơi, tránh căng thẳng tinh thần, bổ sung đủ nước.

3. Viêm dạ dày ruột cấp tính

Viêm dạ dày ruột cấp tính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các biểu hiện chính là buồn nôn và nôn, chán ăn, tiêu chảy và sốt.

Khi gặp phải tình trạng này, hãy ngưng ngay thức ăn gây kích ứng dạ dày, bổ sung đầy đủ nước, điều chỉnh rối loạn điện giải và cân bằng toan kiềm. Những người có triệu chứng nghiêm trọng và đau dữ dội nên được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

4. Khó thở

Khó thở đề cập đến nỗ lực có ý thức của bệnh nhân để thở và những thay đổi về tần số, độ sâu và nhịp thở. Khó thở do nhiều nguyên nhân khác nhau, hay kèm theo ho khan.

Khó thở đề cập đến nỗ lực có ý thức của bệnh nhân để thở và những thay đổi về tần số, độ sâu và nhịp thở.

Hướng dẫn bệnh nhân ngồi hoặc nửa nằm, giữ cho chi dưới rủ xuống, giảm máu chảy ngược để giảm gánh nặng cho tim. Đồng thời ổn định tâm trạng bệnh nhân, giữ phòng thông thoáng, hút sạch dị vật trong miệng và mũi, đồng thời cho uống thuốc chống co thắt, chống hen thích hợp, đưa đến bệnh viện kịp thời.

5. Cách chườm lạnh khi bị bong gân

Đối với bong gân sau khi vận động, nên chườm lạnh trong vòng 24 giờ. Chườm túi nước đá hoặc khăn ướt lên vùng bị đau, cứ 5 phút lại thay khăn, mỗi lần khoảng 30 phút.

Chườm lạnh có lợi cho sự co bóp của mao mạch, giảm xung huyết, giảm sưng đau. Ngoài ra, chườm lạnh cũng thích hợp cho bệnh nhân bị sốt, đắp khăn ướt lên trán hoặc cổ có thể hạ sốt từ từ.

6. Phương pháp cầm máu nhanh

Đối với những vết thương nhỏ, trước tiên nên cắt bỏ lông vùng bị ảnh hưởng, sau đó rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước muối sinh lý, rồi buộc chặt bằng nhiều lớp gạc.

Nếu chảy máu nghiêm trọng, bạn hãy dùng ngón tay hoặc lòng bàn tay ấn vào động mạch gần tim, sau đó băng vết thương lại. Khi băng bó, trước tiên nên làm sạch vết thương, lực phải đều, nút băng nên đặt ở bên ngoài.

7. Cách di chuyển bệnh nhân

Khi có người xung quanh bạn bị thương nặng, ngoài việc sơ cứu tại hiện trường, bạn cũng nên vận dụng đúng phương pháp để đưa người bị thương đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cách khiêng phổ biến nhất là dùng cáng.

Khi khiêng cáng nên thành một nhóm 3 hoặc 4 người để khiêng người bị thương lên cáng, đảm bảo đầu người bị thương ở phía sau, chân ở phía trước, bước chân của người khiêng cáng phải vững chắc.

Người bị thương bị chấn thương cột sống nên sử dụng cáng bằng ván cứng, cố định cơ thể bị thương trên cáng, giữ cố định cột sống trong quá trình vận chuyển.

Trên đây là một số mẹo sơ cứu đơn giản trong cuộc sống hàng ngày để mọi người đề phòng. Sơ cứu đúng cách kịp thời giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại và thậm chí cứu mạng trong một số trường hợp nghiêm trọng.

Xem thêm: Không chỉ đường, đây là những kẻ thù không đội trời chung của bệnh nhân tiểu đường

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/meo-so-cuu-co-ban-co-the-cuu-song-nhung-luc-nguy-cap-hay-luu-lai-cho-nha-ban-36693/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY