Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Một điều cần làm ngay bây giờ là chấm dứt việc ăn uống theo cảm xúc

Vui ăn nhiều, buồn ăn ít, giận dữ bỏ ăn, hạnh phúc có thể ăn tất cả mọi thứ. Cảm xúc thực sự ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của bạn và nó chính một cách tra tấn cơ thể dã man và có thể này sinh nhiều bệnh tật...

Ảnh minh họa

Cần phải khẳng định, cảm xúc là điều cần có để một bữa ăn trở nên thú vị hơn. Đôi khi một chiếc bánh ngọt cũng làm bạn vui và khỏe khoắn hơn. Thế nhưng nếu cứ lạm dụng nó để hành hạ bản thân thì thật là một điều đáng hổ thẹn.

Ăn uống theo cảm xúc nghĩa là bạn đang trừng phạt chính mình.

Rebecca Scritchfield, tác giả cuốn "Body Kindness" chia sẻ: Mặc dù là một chuyên gia dinh dưỡng, nhưng cô thực sự đã ăn uống theo cảm xúc. Việc ăn uống này của cô bắt nguồn từ thời thơ ấu, nơi cô chỉ được phép “hạnh phúc” và tất cả những cảm xúc tiêu cực đã phải nhồi nhét bên trong. Chính vì vậy, cô học cách đối phó với những cảm giác xấu như buồn bã hay tức giận bằng cách ăn kiêng thường xuyên và ăn những thức ăn vặt như bơ xốp, bánh snack, thức uống có ga không đường…

Nhà tâm lý Melbourne Jacqui Louder - một chuyên gia về rối loạn ăn uống cho biết: “Chúng ta đang quen với việc vừa đi vừa ăn và không ăn theo bữa nên tình trạng ăn uống thuận theo cảm xúc rất khó phát hiện”.

Những người ăn theo cảm xúc hiếm khi dừng lại cho đến khi họ bắt đầu béo phì hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Nhà tâm lý học Louder chỉ ra rằng, phụ nữ thường bị tình cảm chi phối ăn uống nhiều hơn đàn ông.

Rebecca Scritchfield nói rằng: Bí quyết vượt qua việc bị cảm xúc chi phối việc ăn uống là học cách đối xử với cơ thể của bạn.

“Để phá vỡ chu kỳ ăn uống cảm xúc của tôi, tôi đã phải ngừng ăn kiêng hoàn toàn, học chánh niệm và yoga, và nhất là sự từ bi” - Rebecca Scritchfield nói.

Sau đây là một vài cách giúp bạn vượt qua việc ăn uống theo cảm xúc, theo trang Indiatimes:

1. Viết nhật ký ăn uống

Ghi lại những gì bạn ăn và cảm xúc khi ăn chúng nghe có vẻ thừa thãi nhưng nó thật sự là cách giúp điều hòa cảm xúc của bạn trước những món ăn.

Nếu bạn duy trì việc viết như thế này đủ lâu thì bạn sẽ xác định được mô hình cảm xúc của bản thân cũng như các loại thực phẩm bạn cần tránh.

Ảnh minh họa

2. Cố gắng nhận biết cảm xúc

Chú ý đến cảm xúc hiện tại của bạn có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc khiến bạn muốn ăn.

Đừng để cảm xúc đánh lừa bạn. Cố gắng ăn và không xem tivi cũng như nghe nhạc vì những điều đó khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn.

3. Tập yoga

Yoga không chỉ khiến cơ thể dẻo dai, thanh lọc cơ thể. Mà hơn hết nó giúp bạn cân bằng lại cảm xúc, đặc biệt là với động tác ngồi thiền. Và từ đó bạn có thể nói không với việc ăn uống theo cảm xúc.

Ảnh minh họa

4. Chú ý giấc ngủ

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân làm cho bạn ăn uống theo cảm xúc.

Ngủ đủ giấc giúp tăng cường ý chí, chống lại cảm giác mệt mỏi, giúp bạn chống lại cảm giác thèm ăn.

5. Luyện tập thể dục

Bất kỳ loại hoạt động thể chất nào đều giúp bạn giảm căng thẳng và lo âu.

Do vậy những người thường xuyên tập thể dục có cảm giác thèm ăn theo cảm xúc ít hơn những người khác.

Không chỉ vậy, việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần vô cùng hiệu quả.

6. Gặp bác sĩ tâm lý

Bác sĩ tâm lý là người có thể cho bạn lời khuyên tốt nhất vì việc ăn uống theo cảm xúc, rất có thể là vì bạn đang mắc một căn bệnh nào đó liên quan đến tâm lý và thần kinh.

Hãy nhớ rằng cảm xúc ảnh hưởng nhiều đến chế độ ăn uống nhưng hãy điều khiển nó bằng lí trí thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tiểu Bùi

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/mot-dieu-can-lam-ngay-bay-gio-la-cham-dut-viec-an-uong-theo-cam-xuc-23724/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY