Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Một lọ vitamin B12 có thể “giải quyết” 5 bệnh này, hiểu sớm để hưởng lợi

Việc bổ sung vitamin B12 hợp lý có thể giải quyết được 5 căn bệnh này, bạn có biết đó là gì không

Vitamin B12 (hay còn gọi là cobalamin) là một trong các vitamin nhóm B tan được trong nước. Loại vitamin này đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN.

Tuy tỷ lệ vitamin B12 trong cơ thể rất ít nhưng nếu cơ thể thiếu vitamin B12 lâu dài cũng sẽ gây ra ảnh hưởng nhất định với sức khỏe. Dưới đây là một số triệu chứng khi cơ thể thiếu vitamin B12:

- Suy nhược cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi

- Khó thở, tim đập nhanh

- Tổn thương thần kinh, tê bì chân tay

- Da tái nhợt

- Sưng và viêm lưỡi, hôi miệng

- Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn

- Suy giảm thị lực

Thiếu vitamin B12 lâu dài cũng sẽ gây ra ảnh hưởng nhất định với sức khỏe.

Vitamin B12 có thể giải quyết được 5 bệnh

Loét miệng

Viêm loét miệng là một căn bệnh rất phổ biến, tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng tác động của nó cũng không hề nhỏ. Bởi, loét miệng không chỉ gây đau rát ở vùng miệng mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói năng, mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét miệng là do hỏa khí gây ra.

Nếu hàng ngày bạn lười uống nước và thường xuyên ăn những đồ ăn cay nóng, thì thói quen này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu axit trong dạ dày, gây ra viêm loét miệng. Để giảm tình trạng này, bạn có thể bổ sung vitamin B12, bởi loại vitamin này dễ dàng hòa tan trong nước. Nó không chỉ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình thải độc ra khỏi cơ thể, từ đó giúp giảm các vấn đề về loét miệng.

Thiếu máu

Thiếu hồng cầu là một dạng thiếu máu do cơ thể thiếu axit folic và vitamin B12, biểu hiện chủ yếu là giảm huyết sắc tố, hồng cầu và bạch cầu. Khi chữa bệnh thiếu máu, việc đầu tiên là cần bổ sung “nguyên liệu” tạo máu bằng cách uống axit folic và vitamin B12.

Nếu tình trạng nghiêm trọng, có thể cần tiêm bắp vitamin B12. Tuy nhiên, sau khi bổ sung lượng máu bị thiếu, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xem có phải là do ăn uống không hay vì nguyên nhân nào khác.

Điều trị rối loạn chức năng thần kinh

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh. Các dây thần tủy sống có thể bị phân rã và sẽ khiến bạn bị mất thăng bằng, đi không vững nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12.

Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến triệu chứng tê vì chân tay, suy giảm trí nhớ. Vì vậy, nếu gặp các triệu chứng này thì bạn có thể tìm hiểu xem có phải mình đang thiếu vitamin B12 hay không nhé. Vitamin B12 cũng được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng thần kinh, chẳng hạn như bệnh thần kinh ngoại biên.

Mỏi mắt

Việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử rất dễ gây ra hiện tượng nhức mỏi mắt, khô mắt cũng như các bệnh khác về mắt. Nghiên cứu thực nghiệm tại Nhật Bản từ cuối những năm 1980 đã chứng minh được vitamin B12 có tác dụng trong việc cải thiện chức năng điều tiết, góp phần điều trị mỏi mắt.

Ăn không ngon

Nhiều người cảm thấy chán ăn, ăn không ngon do gặp vấn đề về tiêu hóa. Nếu muốn làm giảm tình trạng này, bạn có thể bổ sung vitamin B12 với liều lượng hợp lý.

Nguyên nhân là do vitamin B12 có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp protein carbohydrate trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đồng thời kết hợp với protease và axit dịch vị trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng được tiết ra có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn.

Bổ sung vitamin B12 hợp lý có thể giải quyết một số bệnh như thiếu máu, loét miệng, ăn không ngon,...

Ảnh hưởng của việc bổ sung quá nhiều vitamin B12 với cơ thể

Mặc dù bổ sung vitamin B12 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng bạn cũng nên chú ý tới liều lượng, bởi nếu bổ sung vitamin B12 liều cao, kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

- Sốc phản vệ do dị ứng với vitamin B12

- Gây rối loạn tiêu hóa với biểu hiện như ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy,…

- Biến chứng tim mạch như tăng nhịp tim, khó thở, đâu ngực, cao huyết áp, suy tim

- Nhức đầu, phát ban, ngứa ngáy

- Tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt .

Vì vậy, để cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho cơ thể, bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống những thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt bò, trứng, sữa, cá hồi,… Nếu bổ sung vitamin B12 bằng các thực phẩm chức năng chứa vitamin B12 với hàm lượng cao, bạn cần phải hết sức thận trọng, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Khi phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin B12, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Vì sao phụ nữ ít bị bệnh tim hơn nam giới nhưng lại có nguy cơ tử vong cao hơn?

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/mot-lo-vitamin-b12-co-the-giai-quyet-5-benh-nay-hieu-som-de-huong-loi-34000/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY