Nhiều người từ thời trẻ đã thích đến quán bar và đến khi kết hôn, mang thai hay có con vẫn không từ bỏ thú vui này. Thậm chí một số ông bố, bà mẹ thiếu kiến thức còn bế con nhỏ đến quán bar mà không biết đang khiến thính lực của bé bị tổn hại.
Điển hình là trường hợp mỹ nữ tên N.T.L khoe clip bế và ru con trong quán bar để rồi hứng "gạch đá" từ dân mạng. Có người cho rằng đây là hành vi "sướng mình, hại con".
Khi có người quen bình luận hỏi: “Có nhét bông gòn vào tai con không? Nhạc to sao nó chịu nổi?” thì N.T.L đáp: “Có nhét bông gòn vào tai rồi mới cho bé vào ạ”.
Trên tài khoản cá nhân, N.T.L cũng thường đăng clip nhảy nhót hay vui chơi ở quán bar.
Không chỉ ồn ã bởi tiếng nhạc quá lớn và âm thanh hò reo nhức óc mà quán bar còn có khói shisha, Thu*c lá. Đây đều là các chất kích thích nằm trong danh sách kiêng kỵ cho bà bầu và trẻ em. Chưa kể nhiều quán bar ở Việt Nam có dân chơi M* t*y.
GS.TS Ngô Ngọc Liễn, Nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, cho biết thính giác của con người phát triển ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Thai nhi 5 - 6 tháng tuổi đã nghe được các âm thanh ở bên ngoài.
Thí nghiệm trên gần 1.000 cháu ở hai nhà hộ sinh Hà Nội cho thấy, trong ngày tuổi đầu tiên, tai trẻ đã đáp ứng với âm kích thích thấp, phản xạ này rõ rệt hơn ở trẻ sau 3 ngày tuổi. Trẻ 3 - 6 tháng tuổi đã phân biệt được các âm thanh của đồ chơi, tiếng nói của bố mẹ. Từ 1 đến 3 tuổi là thời kỳ phát triển tư duy âm thanh quan trọng nhất; 4-6 tuổi là thời kỳ hoàn thiện kỹ năng nghe nói.
Thính giác của trẻ bị ảnh hưởng và suy giảm nghiêm trong bởi tiếng ồn. Nhìn chung, với trẻ em, âm thanh có cường độ 115 dB (decibel) được coi là nguy hiểm vì có thể gây điếc hoặc nghe kém dù chỉ tiếp xúc một lần trong thời gian 3 - 15 phút. Các tiếng ồn có cường độ này bao gồm: Âm thanh ở loa điện từ phát với công suất cao trong các buổi ca nhạc tập thể, tiếng còi ô tô tải, tiếng chiêng, chuông lớn...
Âm thanh có cường độ trên 100 dB cũng đủ gây hại rõ rệt cho thính giác của trẻ sau khi tiếp xúc từ vài chục phút đến một số ngày (tuỳ theo lứa tuổi). Tiếng ồn loại này ngày càng xuất hiện nhiều, nhất là ở các đô thị lớn. Đó là tiếng ồn ở nhà ga, bến xe, chợ, tiếng tivi, giàn nhạc, loa nghe nhạc cá nhân mở với công suất cao.
Trẻ sống phần lớn thời gian trong gia đình, vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng chống giảm thính lực rất quan trọng. Cần tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn ồn cao, chẳng hạn không cho trẻ đi theo đến các nơi thi đấu thể thao lớn, các tụ điểm ca nhạc có loa đài công suất cao như vũ trường, quán bar; không để trẻ ở lâu tại nhà ga, bến xe, chợ đông đúc... Không nên mua cho trẻ nhỏ dùng các đồ chơi phát ra tiếng quá to, chói tai như còi, súng phun lửa hay ô tô cứu hoả có còi rú… Âm thanh do những đồ chơi này phát ra có thể có cường độ 100 – 115 dB.
Cha mẹ cần tạo môi trường yên tĩnh cho con. Trong phòng có trẻ nhỏ, phòng ngủ hay học tập của trẻ, nên giảm 1 - 2 nấc chỉnh âm của tivi, đài... mà người lớn thường nghe. Không đặt các máy gây ồn, không gây ra tiếng ồn lớn như quát tháo, nói cười quá to, xô đẩy đồ đạc.
Khi nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu nghe kém, cần đến khám tại các cơ sở thính học, chuyên khoa tai mũi họng để xác định tình hình, mức độ nghe kém và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục như đeo máy trợ thính.
85 dB là ngưỡng phổ biến gây mất thính lực. Ở dải âm thanh 85 dB, những người lái xe mở cửa sổ hay những người thợ cắt không phải lo lắng nhiều. Hầu hết mọi người đều có thể chịu đựng được mức phơi nhiễm âm thanh 8 giờ liên tục trong cường độ 85 dB, đó là các công nhân xây dựng, nhân viên tại các quán bar và kỹ sư âm thanh.
Khi mức âm lượng tăng, khả năng chịu đựng tiếng ồn của đôi tai sẽ giảm với tốc độ tương tự. Ở mức 90 dB và hơn 4 giờ nghe mức âm thanh này sẽ gây mất thính lực vĩnh viễn. Lên đến 95 dB, tai của bạn chỉ có thể chịu đựng trong 2 giờ. Nếu đẩy lên 110 dB, đôi tai của bạn chỉ mất 1 phút 29 giây là hỏng.
Nếu phải làm việc trong môi trường có tiếng động lớn thường xuyên, bạn hãy tìm các biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn cho đôi tai của mình.
Cụ thể hơn, nếu làm việc trong môi trường ồn ào, bạn hãy mua nút tai. Nút tai hiện đại không quá tốn kém, thoải mái và thiết thực. Một số nút tai tích cực ngăn chặn tiếng ồn, trong khi số khác chủ động hạ mức dB mà không làm giảm mức độ rõ ràng của âm thanh.
Viện phòng ngừa và giáo dục sức khỏe quốc gia (Inpes) của Pháp cũng nhấn mạnh, hệ thống thính giác vẫn có thể bị tổn hại dù ta chưa cảm thấy chút đau đớn nào. Vì ngưỡng cường độ âm thanh nguy hiểm cho tai là 85 dB, trong khi ngưỡng đau đớn là 120 dB.
Khả năng nghe - hiểu trong giao tiếp của chúng ta có liên hệ đến những tế bào có lông ở tai trong và những tế bào này dễ tổn thương nhất khi bị tác động bởi âm thanh lớn.
Tế bào lông ở tai trong một khi đã bị tàn phá sẽ không thể thay thế được và dẫn đến những di chứng vĩnh viễn với thính giác.
Bạn không nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong thời gian dài, cần phải có thời gian nghỉ sau mỗi 20 - 30 phút.
Những người hay nghe nhạc bằng máy nghe nhạc bỏ túi nên để âm lượng ở mức 50% và khi điều chỉnh âm thanh, nên chọn nơi yên tĩnh, tránh việc mở to để át tiếng ồn của môi trường xung quanh.
Khi đến tham dự các buổi biểu diễn ca nhạc hoặc giải trí cùng bạn bè ở quán bar, vũ trường, bạn nên tránh đứng gần loa quá và cứ sau 45 phút nên kiếm nơi yên tĩnh để tai được nghỉ ngơi 5, 10 phút.
Ngoài ra cũng cần chú ý, uống rượu nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến độ nhạy âm thanh, làm tai không có cảm giác đau đớn, dễ dẫn đến sự thiếu cảnh giác.
• 50 dB: Nhạc nhẹ.
• 80 dB: Đường phố ồn ào.
• 85 dB: Tiếng máy tông-đơ, ngưỡng nguy hiểm cho tai.
• 100 dB: Tiếng búa đập; âm lượng tối đa của các máy nghe nhạc theo chuẩn châu Âu.
• 100-105 dB: Tiếng còi xe cứu thương, âm thanh tại vũ trường.
• 120 dB: Tiếng động cơ máy bay, ngưỡng đau đớn.
Không chỉ cường độ, thời gian nghe và tần suất nghe mà những yếu tố khác của âm thanh cũng có thể gây ảnh hưởng đến thính giác.
• Âm cao sẽ dễ gây tổn hại hơn âm trầm.
• Nhạc giật, giai điệu nhiều bất ngờ nguy hiểm hơn âm thanh du dương, liên tục.
Những người có bệnh lý sẵn về tai (như viêm tai) sẽ dễ bị thương tổn bởi âm thanh lớn hơn.
Các nghiên cứu cho thấy khi mang thai, hormone thay đổi khiến cho niêm mạc mũi dày lên, dây âm thanh của mẹ bầu cũng sưng phù nhẹ. Nếu bà bầu hát những bài hát quá sôi động có thể gây ra các vấn đề cho giọng nói như viêm họng, nốt sần dây âm thanh hoặc là bướu thịt dây âm thanh.
Trong phòng hát karaoke công cộng thường có hàm lượng carbon monoxide, carbon dioxide và nicotine trong không khí rất cao. Những chất này khi hấp thu vào cơ thể ảnh hưởng không chỉ đến bé mà còn cả đến sức khỏe của mẹ bầu.
Tuy nhiên, việc hát karaoke có thể mang lại sự vui vẻ cho mẹ bầu. Khi đó, bé và mẹ gắn kết với nhau một cách mật thiết. Sự vui vẻ, thoải mái của mẹ có thể khiến bé cảm thấy dễ chịu. Như vậy, vẫn có thể hát karaoke mà không gây ảnh hưởng đến bé, mẹ bầu nên lưu ý:
- Không nên hát ở phòng có quá nhiều người. Thường các phòng karaoke cần phải đóng kín cửa để cách âm. Nếu có quá nhiều người sẽ gây thiếu khí cho mẹ bầu.
- Không nên có người hút Thu*c lá trong phòng mẹ bầu. Thu*c lá có thể gây ra những tác động nặng nề như: sinh trẻ nhẹ cân, sinh non hay thai ch*t lưu.
- Nếu có thể mẹ nên hát karaoke tại nhà với một dàn karaoke tại gia để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra mẹ bầu có thể huấn luyện thai nhi nghe nhạc bằng cách nghe nhạc và chuyển động nhẹ nhàng trong không khí sạch sẽ , yên lành. Cách này không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn mà còn giúp thai nhi phát triển trí tuệ tốt hơn sau khi sinh.
Nếu một bản nhạc mở to với độ lớn của âm thanh trên 80 dB, chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho tế bào thần kinh thính giác của thai nhi. Nếu vặn nhỏ bản nhạc ấy xuống 50 dB, trong thời gian ngắn thì không ảnh hưởng gì, nhưng chỉ cần kéo dài quá 8 tiếng đồng hồ thì lại gây hại cho não trẻ.
Từ 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ của bé phát triển không ngừng để đạt đến 100 tỷ tế bào thần kinh. Có thời điểm, não thai nhi phát triển với tốc độ hơn 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Vì vậy, chăm sóc quá trình phát triển trí não của trẻ trong giai đoạn mang thai rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho thai phụ:
– Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng một tiếng đồng hồ để nghe nhạc cùng con. Mẹ nên lựa chọn tư thế thoải mái nhất để hưởng thụ âm nhạc.
– Không nên áp tai nghe (headphone) vào bụng khi bật nhạc to. Một bản nhạc mở to với độ lớn của âm thanh trên 80dB sẽ gây nguy hiểm cho tế bào thần kinh thính giác của thai.
– Không nên cố nghe những bản nhạc mà mẹ không yêu thích. Vì chỉ khi nghe những bản nhạc ưa thích, bản thân các tế bào não của mẹ mới tăng tiết Endomorphin lưu hành trong máu (một hoóc môn nội sinh duy trì sự hưng phấn thần kinh giúp tế bào não tăng phát triển và biệt hóa tốt hơn), nguồn máu này qua rau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, giúp cho tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.
- Lựa chọn tốt nhất khi mẹ và thai nhi nghe nhạc đó là sử dụng loa ngoài. Nhiều mẹ lo âm lượng loa ngoài không đủ để thai nhi nghe tiếng nhạc nên áp tai nghe vào bụng để bé dễ nghe hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không được áp tai nghe vào bụng quá một giờ mỗi lần bởi lẽ nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe nhạc quá to trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bé sau khi ra đời. Để đảm bảo an toàn, mỗi ngày mẹ có thể cho bé nghe từ 2-3 lần và mỗi lần nghe không quá 20 phút.
- Lời khuyên cho mẹ là khi nghe nhạc là nên duy trì âm thanh dưới 50 dB là an toàn cho thai nhi. Đây cũng là mức âm thanh được sử dụng hầu hết ở các đơn vị chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh.
Dưới đây là mức dB của âm thanh phổ biến trong gia đình. Mẹ có thể dựa vào đó để điều chỉnh âm lượng khi nghe nhạc cho phù hợp nhất:
Máy giặt: 50-70 dB;
Máy rửa chén: 55-70 dB;
Máy hút bụi: 60-85 dB;
Máy sấy tóc: 60-95 dB;
Đồng hồ báo thức: 65-80 dB;
Ttiếng dội nước trong toitel: 75-85 dB;
Chuông điện thoại: 80 dB.
Chủ đề liên quan: