Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngâm chân rất tốt, nhưng ngâm kiểu này thì tuổi thọ mỏng hơn giấy

Ngâm chân bằng nước ấm cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, rất tốt cho cơ thể, tuần hoàn máu ở bàn chân dễ bị lắng cặn, nhưng có e kiểu ngâm chân chúng ta cần tránh.

Bàn chân còn được mệnh danh là trái tim thứ 2 của cơ thể con người, bàn chân có các vùng phản xạ tương ứng với các cơ quan khác nhau. Do đó ngâm chân trong nước ấm có thể kích thích các vùng phản xạ này, thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa hệ thống nội tiết, tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể và ngăn ngừa, điều trị bệnh.

Ngâm chân bằng nước ấm cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, rất tốt cho cơ thể, tuần hoàn máu ở bàn chân dễ bị lắng cặn. Ngâm chân trong 30 phút làm giảm axit lactic trong máu.

Không chỉ vậy, bàn chân có nhiều đầu dây thần kinh và mao mạch. Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng kích thích thần kinh và mao mạch. Kích thích ấm áp này phản xạ lên vỏ não, ức chế vỏ não, cải thiện giấc ngủ và loại bỏ chứng mất ngủ.

Tuy nhiên, có 3 kiểu ngâm chân bạn cần tránh. Nếu ngâm chân như vậy thì mạng người mỏng hơn tờ giấy.

1. Nhiệt độ nước quá cao

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần nhiệt độ nước nằm trong ngưỡng chịu đựng của mình, nhiệt độ nước càng cao càng tốt nhưng thực tế không phải vậy. Nhiệt độ nước ngâm chân tốt nhất là dưới 50 độ C, cần phải nóng nhưng không được quá cao.

Nhiệt độ nước ngâm chân tốt nhất là dưới 50 độ C, cần phải nóng nhưng không được quá cao.

Tốt nhất bạn nên cảm nhận nhiệt độ nước bằng chân chứ không phải bằng tay. Nếu nhiệt độ nước quá cao, mạch máu ở bàn chân bị giãn quá mức, máu trong cơ thể dồn xuống các chi dưới. Khi đó nó sẽ chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng như tim, não, thận, gây hại cho cơ thể.

2. Ngâm chân ngay sau bữa ăn

Ngay sau khi ăn, máu trong cơ thể sẽ tập trung về dạ dày để hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Vì chất dinh dưỡng trong thức ăn phải được vận chuyển đến toàn bộ cơ thể qua đường máu nên việc ngâm chân sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, sinh ra chứng khó tiêu.

Nhiệt độ nước ngâm chân tốt nhất là dưới 50 độ C, cần phải nóng nhưng không được quá cao.

Do đó bạn không nên ngâm chân ngay sau bữa ăn, nếu thực sự muốn ngâm chân thì nên cân nhắc sau bữa ăn 2 tiếng, điều này sẽ ít ảnh hưởng đến dạ dày.

3. Thời gian ngâm chân quá lâu

Thời gian kiểm soát tốt nhất là 15-20 phút. Nếu thời gian quá lâu, một phần máu ở bàn chân lưu thông quá nhanh, lâu ngày máu trong cơ thể sẽ dồn xuống chi dưới nhiều hơn, gây quá tải cho tim mạch.

Ngoài ra, việc ngâm da trong nước nóng quá lâu cũng sẽ khiến da trở nên quá khô, do đó, dù ngâm chân ở lứa tuổi nào thì mọi người cũng nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm sau cho da khi hoàn thiện. Điều này giúp da duy trì được một lượng ẩm nhất định, tránh da bị kích ứng.

Ngâm chân nước ấm rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng thư giãn mạnh mẽ. Chỉ cần lưu ý đến 3 kiểu ngâm chân không lành mạnh này, bạn có thể bổ sung việc ngâm chân vào thói quen hàng ngày để duy trì sức khỏe về lâu dài.

Xem thêm:

6 thói quen phổ biến dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt, nam giới nào cũng phải biết

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ngam-chan-rat-tot-nhung-ngam-kieu-nay-thi-tuoi-tho-mong-hon-giay-34331/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY