Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nghiên cứu cho thấy rối loạn đồng hồ sinh học khiến nguy cơ ung thư cao hơn 70%

Một số nghiên cứu đã đánh giá và chỉ ra làm việc theo ca đêm có thể dẫn đến mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ hoặc xu hướng ăn quá nhiều, cáu kỉnh và thậm chí là nguy cơ ung thư. Nghiên cứu mới đây cho thấy xáo trộn đồng hồ cơ thể liên quan đến nguy cơ ung thư cao hơn 68%.

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sức khỏe - nhưng lại bị đánh giá thấp nhất. Rất ít người nhận ra rằng ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu như thế nào không chỉ trong ngắn hạn mà còn về lâu dài - từ việc quản lý cân nặng đến độ nhạy insulin với huyết áp và lượng mỡ nội tạng. Nhưng đồng hồ cơ thể đóng một vai trò quan trọng hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ. Đồng hồ cơ thể còn được gọi là nhịp sinh học hay đồng hồ sinh học tức là chu kỳ ngủ-thức của cơ thể. Và theo các chuyên gia, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tăng cao hơn 70%.

Khi đồng hồ ngủ của chúng ta hoạt động bình thường, nó sẽ gửi đến cơ thể chúng ta tín hiệu để ngủ vào buổi tối và thức dậy vào buổi sáng. Tuy nhiên, đôi khi đồng hồ ngủ này có thể không đồng bộ khiến lịch trình thông thường của bạn không ổn.

Theo một nghiên cứu mới, sự gián đoạn trong nhịp sinh học có thể liên quan đến các gen gây ra ung thư. Sự gián đoạn nhiều khả năng khiến những người làm ca đêm hoặc cú đêm dễ bị tổn thương DNA do cơ chế sửa chữa bị trì hoãn.

Đồng hồ cơ thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư như thế nào?

Một số nghiên cứu đã đánh giá và chỉ ra làm việc theo ca đêm có thể dẫn đến mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ hoặc xu hướng ăn quá nhiều, cáu kỉnh và bây giờ là ung thư. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances đã gắn việc xáo trộn đồng hồ cơ thể với nguy cơ ung thư cao hơn 68%. Để thực hiện nghiên cứu này, các chuyên gia đã đánh giá tỷ lệ ung thư phổi ở động vật.

Nhóm protein HSF1 được phát hiện là thủ phạm gây ra điều này và được chứng minh là làm tăng nguy cơ hình thành khối u trong các mô hình ung thư khác nhau. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một liên kết như vậy được thiết lập.

Vai trò của protein HSF1 là gì?

Các protein HSF1 đảm bảo rằng tất cả các protein được tạo ra một cách chính xác khi được đặt trong các điều kiện thay đổi khí hậu. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng hoạt động của HSF1 chịu trách nhiệm cho việc đáp ứng với sự xáo trộn trong đồng hồ cơ thể vì những thay đổi trong chu kỳ giấc ngủ có thể can thiệp vào nhịp điệu cơ thể hàng ngày.

Thông thường, nhiệt độ của cơ thể thay đổi từ một đến hai độ trong khi ngủ, nhưng những người làm ca đêm không cảm thấy điều đó, điều này càng góp phần gây rối loạn điều hòa trong cơ thể. Các chuyên gia nghi ngờ rằng các tế bào ung thư khai thác các protein HSF1 và kích hoạt đột biến.

Làm thế nào để thiết lập lại đồng hồ cơ thể?

Đồng hồ sinh học có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Theo Sleep Foundation, con người cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm và thức giấc vào ban ngày do cách cơ thể cảm nhận ánh sáng. Để thiết lập lại đồng hồ cơ thể, chúng ta cần cố gắng giảm tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm, kiểm soát lượng cà phê và giữ cho tất cả các thiết bị điện tử và màn hình ở chế độ ban đêm.

Xem thêm: Cách 'cài đặt lại' đồng hồ sinh học của cơ thể chỉ trong ba đêm

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nghien-cuu-cho-thay-roi-loan-dong-ho-sinh-hoc-khien-nguy-co-ung-thu-cao-hon-70-36288/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY