Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguy hiểm như dùng đũa sai cách

Nhiễm độc, ung thư… thậm chí tử vong là những vấn đề về sức khỏe mà bạn có thể gặp phải khi dùng đũa không đúng cách.

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện có nhiều hóa chất độc hại như sulfure dioxide, sodium sunfite trong các loại đũa tre sử dụng một lần, đũa kém chất lượng. Những hóa chất này khi tiếp xúc với đường miệng có thể gây ngộ độc, rối loạn đường tiêu hoá, loét niêm mạc đường tiêu hoá, các bệnh mãn tính, ung thư, thậm chí là tử vong.

Ngoài việc dùng hóa chất trong quá trình sản xuất đũa, những chất độc hại sản sinh ra khi sử dụng như để đũa mốc, hoặc dùng đũa nhựa khi chiên rán làm đũa biến dạng, phai hóa chất vào đồ ăn cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Theo các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe tại Mỹ, nếu để đũa trong môi trường ẩm ướt, nó có thể trở thành nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, đồng thời sản sinh ra chất độc có tên aflatoxin - chất có khả năng gây ung thư và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.

Cách sử dụng đũa an toàn

Để tránh nguy cơ nhiễm độc và hậu quả nghiêm trọng từ thói quen sử dụng đũa, bạn cần lưu ý những điều sau:

Thói quen xấu cần loại bỏ

Tác hại

Biện pháp khắc phục

Sử dụng ngay sau khi mua đũa về

Đũa có thể đã bị nhiễm virus, vi khuẩn trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Việc rửa qua nước bình thường không làm vi khuẩn trên đũa biến mất. Chúng có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng ngay.

Sau khi mua đũa về nên rửa sạch và luộc sôi trong 30 phút, sau đó phơi khô rồi mới sử dụng.

Không thay đũa định kỳ

Nếu dùng quá lâu, đũa dễ bị nhiễm khuẩn E.Coli, vi khuẩn tụ cầu vàng, nấm mốc gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư.

Thay đũa định kỳ từ 3-6 tháng hoặc khi thấy đũa có những dấu hiệu như có mùi, có màu sắc lạ… để đảm bảo sức khỏe.

Sử dụng đũa nhiều màu sắc, làm bằng nhiều loại chất liệu

Hầu hết những màu sắc của đũa đều là do các hợp chất hóa học tạo nên. Do đó, nếu không cẩn thận, bạn sẽ rất dễ bị nhiễm độc khi màu sơn trên đũa phai ra khi gắp thức ăn. Hoặc những loại đũa được làm từ nhiều chất liệu như nhựa, kim loại, gỗ tạp… cũng không an toàn cho sức khỏe.

Sử dụng những loại đũa làm từ chất liệu tự nhiên như gỗ.

Chà xát quá mạnh khi rửa đũa

Chà xát quá mạnh khi rửa đũa có thể không giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn như bạn nghĩ, ngược lại việc này có thể làm bong lớp sơn bảo vệ, đây chính là cơ hội cho vi khuẩn tấn công và sinh tồn gây bệnh cho người sử dụng.

Rửa đũa nhẹ nhàng với nước rửa bát, rồi rửa sạch bằng nước và để đũa ở nơi khô ráo. Ngoài ra, có thể sấy khô để đảm bảo an toàn.

Không vệ sinh ống đựng đũa

Nếu không vệ sinh ống đũa thường xuyên, bạn vô tình biến nơi đây là nơi sinh sôi nảy nở của vi khuẩn. Khi cắm đũa vào chúng sẽ bám vào đũa và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cần phải có thói quen vệ sinh ống đựng đũa, chạn bát, rửa sạch và để nơi khô ráo.

Song Lê

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nguy-hiem-nhu-dung-dua-sai-cach-21227/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY