Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguyên nhân gây ra lẹo mắt và cách loại bỏ hiệu quả

Lẹo mắt là trình trạng viêm mí mắt, thường do vi khuẩn tụ cầu gây ra, dẫn đến đau, sưng và đỏ, và nổi mụn trông giống như một cục mủ hoặc mụn ở rìa mí mắt. Vậy nguyên nhân gây ra lẹo mắt là gì và đâu là cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả, mời cả nhà cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Khi một tuyến bã nhờn bị chặn, vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra triệu chứng mụn lẹo.

Mí mắt có rất nhiều tuyến bã nhờn nhỏ quanh lông mi. Khi bụi bẩn, các tế bào chết và tình trạng tích tụ bã nhờn có thể làm tắc nghẽn hoặc ngăn chặn các tuyến này. Khi một tuyến bã nhờn bị chặn, vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra triệu chứng mụn lẹo. Các vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính.

Có hai loại lẹo ở mắt thường gặp nhất là:

- Lẹo ngoài mí mắt mọc ở bên ngoài bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss.

- Lẹo trong mí mắt mọc ở bên trong bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Meibomian.

Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên. Những điều sau đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lẹo mắt:

- Sử dụng mỹ phẩm hết hạn sử dụng

- Không tẩy trang mắt trước khi đi ngủ

- Không khử trùng kính áp tròng trước khi đeo vào

- Thay kính áp tròng mà không rửa tay kỹ

- Dinh dưỡng không đầy đủ

- Thiếu ngủ

Mặc dù bệnh lẹo mắt không lây nhưng nếu một thành viên trong gia đình bị lẹo mắt thì những người khác không nên dùng chung khăn mặt hoặc khăn mặt. Tránh tiếp xúc kiểu này sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo vì có thể còn sót lại vi khuẩn trên khăn.

2. Triệu chứng của lẹo mắt

Mụn lẹo khiến mí mắt bị sưng.

- Có hiện tượng sưng ở rìa mí mắt hoặc bên trong mí mắt

- Có cảm giác sạn trong mắt

- Đột nhiên nhạy cảm với ánh sáng

- Đau và sưng và vùng mí mắt

- Nước mắt chảy nhiều hơn, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật trong mắt;

- Một cục u cứng hình thành ở mi mắt, có thể có mủ;

Lẹo mắt có thể xuất hiện ở một mắt hay cả hai mắt, có thể tái phát lại sau khi hết. Đặc biệt, đây là bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan trong cộng đồng.

3. Các biến chứng

Mặc dù, bị lẹo mắt rất hiếm khi để lại biến chứng, tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra các tình trạng như:

U nang meibomian

U nang meibomian là một u nang của các tuyến nhỏ nằm trong mí mắt. Các tuyến tiết ra chất nhờn gọi là bã nhờn ở rìa mí mắt. Một mụn lẹo dai dẳng bên trong mí mắt có thể phát triển thành u nang hoặc nốt sần, đặc biệt là nếu nó làm tắc nghẽn tuyến. Loại u nang này có thể điều trị dễ dàng và hiệu quả.

Viêm mô tế bào trước hoặc quanh hốc mắt

Viêm mô tế bào có thể phát triển nếu nhiễm trùng lan đến mô xung quanh mắt. Các lớp da xung quanh mắt bị viêm, khiến mí mắt sưng đỏ. Các bác sĩ điều trị loại nhiễm trùng này bằng thuốc kháng sinh.

4. Phòng ngừa lẹo mắt

Rửa tay sạch sẽ, tránh dụi mắt hoặc chạm tay vào mắt là cách phòng ngừa lẹo mắt hiệu quả.

Nguyên nhân bị lẹo mắt chủ yếu là do nhiễm trùng, vì vậy, chúng ta có thể ngăn ngừa bằng cách:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc chất khử trùng. Đặc biệt cần rửa tay trước và sau khi đeo/tháo kính áp tròng.

- Tránh dụi mắt hoặc chạm tay vào mắt.

- Không dùng chung khăn rửa mặt hoặc khăn tắm với bất kỳ ai bị lẹo mắt.

- Đeo kính khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và ô nhiễm môi trường.

- Luôn tẩy trang mắt thật kỹ, không để lớp trang điểm qua đêm.

- Vứt bỏ mỹ phẩm trang điểm cũ, mỹ phẩm hết hạn sử dụng và không dùng chung mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm với người khác.

- Làm sạch kính áp tròng bằng chất khử trùng và dung dịch làm sạch chuyên dụng. Bảo quản kính theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa hoặc nhà sản xuất.

5. Điều trị lẹo mắt

Hầu hết các mụn lẹo sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, thuốc giảm đau có thể hữu ích nếu mụn lẹo đặc biệt đau. Tốt nhất là không nên trang điểm mắt, thoa kem dưỡng hay đeo kính áp tròng cho đến khi mụn lẹo biến mất hoàn toàn.

Các bác sĩ cũng khuyến nghị các phương pháp điều trị và khắc phục tại nhà sau:

Chườm ấm

Một miếng gạc ấm được chườm nhẹ nhàng lên mắt có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thải mủ dễ dàng hơn. Miếng gạc không được quá nóng. Chúng ta nên giữ miếng gạc ép vào mắt trong 10-15 phút, ba hoặc bốn lần mỗi ngày.

Ngay sau khi lẹo vỡ ra, các triệu chứng có xu hướng cải thiện nhanh chóng. Việc chườm không chỉ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu mà còn có thể giúp mủ chảy ra ngoài.

Thuốc kháng sinh

Nếu mụn lẹo vẫn còn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Nếu nhiễm trùng lan ra ngoài mí mắt, chuyên gia y tế có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống.

6. Các biện pháp dân gian trị lẹo mắt

Cách 1: Dùng trầu không

Lá trầu không có tính kháng viêm cao.

Dùng 1 nắm lá trầu không giã nát, cho vào 1 cái cốc, chế nước sôi vào, rồi đưa miệng cốc lên gần mắt (cách khoảng 10cm để tránh bị bỏng) để xông hơi cho mắt.

Ngày làm 2 lần, sau 2-3 ngày lẹo sẽ biến mất mà không để lại sẹo xấu cho bạn.

Cách 2: Dùng đũa nóng

Dùng cán đũa bếp hơ vào than hoa nóng rồi quấn vào 1 cái rẻ vải xô rồi áp vào mắt để trị chứng sưng đau, ngứa ngáy. Bạn sẽ thấy dễ chịu.

Làm như vậy khoảng 5-10 lần cùng 1 lúc. Ngày làm 2 lần. Cách này cũng khá hiệu nghiệm, chỉ sau 2-3 ngày lẹo mắt cũng sẽ biến mất.

Cách 3: Chườm khăn ấm

Thấm ướt một chiếc khăn sạch bằng nước nóng và đặt nó nhẹ nhàng trên mắt mười phút, lặp đi lặp lại bốn lần một ngày. Cách này không chỉ làm giảm đau và viêm, mà còn đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Cách 4: Dùng nha đam trị mụn lẹo

Dùng phần ruột của nha đam chắp lên mắt như đắp mặt nạ, ngày dùng 4 5 lần, dùng đến khi khỏi hẳn

Cách 5: Dùng trứng luộc

Luộc quả trứng nóng, dùng vãi bọc để đỡ nóng và chườm lên vùng bị đau. Quan trọng vẫn là phải nóng, lưu ý cũng không nên để nóng quá gây bỏng cho mắt.

7. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Thực tế, lẹo mắt là một tình trạng không gây nguy hiểm nhưng bạn nên đi khám nếu:

- Bệnh không cải thiện sau nhiều ngày hoặc có xu hướng càng lúc càng nặng

- Toàn bộ khu vực mắt đều đau rát

- Tầm nhìn bị ảnh hưởng nặng nề

- Mí mắt sưng to, chuyển sang màu đỏ và không có khả năng mở mắt hoàn toàn

- Lẹo tái phát

Nếu lẹo không tự biến mất trong vòng một tuần (hoặc lâu hơn) hay thị lực gặp vấn đề, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán để đánh giá lại tình trạng của bạn. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ chỉ định cho bạn một loại kháng sinh dùng ngoài để thoa lên khu vực mí mắt hoặc phẫu thuật hút lẹo ra hết sau khi gây tê khu vực xung quanh nó (trong một số trường hợp hiếm).

Mặc dù lẹo mắt là tình trạng khó chịu và cực kỳ phổ biến, nhưng nhìn chung nó không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Vì vậy, khi bị lẹo mắt chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khắc phục nói trên để giảm thiểu triệu chứng khó chịu.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/nguyen-nhan-gay-ra-leo-mat-va-cach-loai-bo-hieu-qua-34364/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY