Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhiều người nhiễm SÁN LÁ PHỔI do sở thích ăn đồ sống, tái

Thói quen ăn uống đồ hải sản tôm cua sống, gỏi sống, tôm cua nướng chính là nguyên nhân dẫn đến sán lá phổi, sán lá gan, bệnh nguy hiểm chết người.

Thông tin từ Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TPHCM cho biết, tập quán ăn tôm cua chưa nấu chín cũng như ăn gỏi cua, gỏi tôm, ăn cua nướng (nướng tái), ăn gạch cua sống, ăn mắm cua, uống nước cua sống... đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá phổi, sán lá gan.

Sán lá phổi, sán lá gan là gì?

Sán lá phổi (Paragonimus) là một loại ký sinh trùng thuộc lớp sán lá (Trematoda), ngành phụ sán dẹt (Plathelminthes) và nằm trong ngành đa bào Metazoa Trong 40 loài sán lá phổi có trên 10 loại gây bệnh ở người, chủ yếu là loài Paragonimus westermani, còn ở Việt Nam loài gây bệnh hay gặp là P.heterotremus.

Sán lá phổi thường gặp trong cua, tôm. Sau khi vào cơ thể, sán lá phổi đi qua bạch huyết rồi lên phổi, khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng như: ho ra máu, cơ thể suy kiệt nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có khả năng gây tử vong rất cao.

Bệnh viện Nhiệt đới TW đã từng tiếp nhận những bệnh nhi là trẻ em miền núi, trong lúc đi chăn trâu đã bắt cua đá trong hang nướng chưa kĩ đã ăn rồi nhiễm sán lá phổi, hay những người vùng biển có thói quen ăn hải sản sống, nướng không kỹ.

Triệu chứng và biến chứng của người bệnh nhiễm sán lá phổi

Giai đoạn đầu (từ khi nhiễm đến lúc sán đẻ trứng, 2-20 ngày) bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau:

- Đau bụng hay đau thượng vị, thậm chí có thể bị tiêu chảy

- Đau ngực kiểu màng phổi khi ấu trùng di trú trong khoang màng phổi

- Tràn dịch màng phổi, hoặc tràn khí màng phổi

- Ho khan, đau ngực và khó chịu.

- Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm sốt nhẹ và đờm có dây máu.

Giai đoạn sau:

- Ho máu tái diễn là triệu chứng hay gặp nhất trong giai đoạn này

- Bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu trong người

- Sút cân nhanh, ăn uống kém, suy kiệt

Cách phòng bệnh sán lá phổi

Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh trong ăn uống (ăn chín, uống sôi), nhất là những nơi có thói quen ăn gỏi và các loại hải sản sống (cua đá, cua nướng tái, gỏi sống, mắm cua, nước cua,...) cần được loại bỏ.

Không chỉ những người ở miền núi, ven biển mới có thể bị sán, những hàng quán bán đồ hải sản cũng là nơi nguy cơ cao chứa mầm bệnh. Do cua, ốc chết, ươn rất nhanh bị nhiễm khuẩn, do đó khi ăn ở hàng quán vỉa hè nên tìm cách kiểm tra trước khi nướng và giám sát chế biến đúng cách, đảm bảo chế biến vệ sinh, nướng chín để tránh bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm sán nguy hiểm.

Khi có những dấu hiện bệnh ban đầu cần được phát hiện và điều trị triệt và đảm bảo môi trường sống an toàn vệ sinh.

Vân Vân

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhieu-nguoi-nhiem-san-la-phoi-do-so-thich-an-do-song-tai-26689/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY