Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những ai cần chăm sóc răng kỹ hơn?

Chúng ta đã phần không có thòi quen chăm sóc răng miệng gì ngoài việc đánh răng hàng ngày. Dù vậy, thì những đối tượng sau cần chú ý chăm sóc răng của mình nhiều hơn.

1. Bà bầu

Khi mang bầu, các hormone progesterone và estrogen tăng lên, đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới lợi. Do đó, lợi sẽ bị sưng lên và dễ phản ứng với vi khuẩn, làm tăng mảng bám.

Ảnh minh họa

Bạn chỉ cần quên đánh răng một đêm thôi là trong 24h lợi sẽ bị đỏ, sưng lên, chảy máu. Nếu tiếp tục quên đánh răng thì bạn có nguy cơ bị viêm nha chu và dẫn đến hại xương.

Bệnh về lợi cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non. Trong một nghiên cứu gồm có 1300 sản phụ, có khoảng 13% phụ nữ sinh non. Họ cũng phát hiện ra rằng những người có vấn đề về răng miệng sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp 4-7 lần phụ nữ có sức khỏe răng miệng bình thường.

Lời khuyên: Các bà bầu nên đến nha sĩ kiểm tra răng miệng thường xuyên, đặc biệt là 3 tháng giữa thai kì. Ngoài ra. Cần bổ sung thêm vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày.

Phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh, thể chất của sản phụ còn yếu, răng, nướu cũng không được khỏe như trước nên cần lựa chọn bàn chải, kem đánh răng và phương pháp đánh răng thích hợp. Nên dùng nước ấm để đánh răng súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia Đông y, sau sinh 2-3 ngày, sản phụ nên đánh răng bằng ngón tay. Cách thức như sau: rửa sạch tay, bọc ngón trỏ của bàn tay phải bằng miếng gạc hoặc khăn xô sạch, quệt lên đó một chút kem đánh răng, dùng ngón tay trỏ của bạn như là bàn chải để đánh răng, sau đó hãy dùng ngón tay để mát xa chân răng mấy vòng. Đánh răng bằng cách này sẽ giúp thông mạch hoạt huyết, làm chắc răng lợi.

Trẻ nhỏ

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nên được thực hiện ngay từ lúc bé mới chào đời.

Cha mẹ nên lưu ý: Thường xuyên cho trẻ uống nước hơi âm ấm sau khi bú, nước ấm vừa có tác dụng nhuận trường vừa có tác dụng làm sạch miệng trẻ. Khi trẻ bú bình quá chậm, hoặc vừa bú vừa ngủ, mẹ không nên dùng núm vú cao su để đẩy miệng trẻ, kích thích trẻ bú, vì như vậy sẽ dễ dàng làm tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, cần bảo đảm vệ sinh bình sữa và núm vú sạch sẽ, tiệt trùng bằng nước sôi khoảng 5 phút. Đối với trẻ bú mẹ thì trước khi bú mẹ phải lau vú bằng khăn sạch.

Ảnh minh họa

Một số trẻ có tật nghiến răng khi ngủ. Đây cũng là một nguyên nhân làm tổn thương men răng. Theo thời gian, tình trạng siết chặt và va chạm không ngừng sẽ bào mòn men răng. Cha mẹ có thể cho trẻ đeo hàm bảo vệ lúc ngủ.

Bạn có biết?

1. Chất chua trong thức ăn, nhất là trong trái cây, thức uống công nghiệp... bào mỏng men răng. Chỉ cần tiếp xúc với chất chua hơn 5 phút mỗi ngày đã đủ để sức bền của men răng giảm đến 30%. Đánh răng ngay sau khi ăn món chua càng làm răng thêm mòn. Sau khi ăn chua, tốt hơn hết nên xúc miệng thật kỹ, khoảng nửa giờ sau hãy đánh răng

2. Các nhà nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã phát hiện nếu xúc miệng với sữa ít bị sâu răng hơn xúc miệng với nước nhờ chất đạm trong sữa ngăn chặn tiến trình răng đóng đá vôi. Sữa còn hỗ trợ tăng trưởng các vi khuẩn thuộc nhóm hữu ích trong vòm miệng.

3. Những người nghiện đồ ngọt nên xúc miệng bằng nước trà đặc sau khi ăn bánh kẹo ngọt bởi vì chất chát trong trà là chất đối kháng với chất tạo ngọt. Còn với những tín đồ của rượu vang hay cà phê thì nên xúc miệng bằng nước ấm pha muối trong vòng nửa giờ sau khi uống. Có thể thêm ít giọt dầu tràm càng hay để mượn tác dụng kháng sinh của dầu làm phương tiện thanh trùng vùng hầu họng.

Nguyễn Hạnh

Theo chuyên trang Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-ai-can-cham-soc-rang-ky-hon-21112/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY