Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những bộ phận của thịt lợn dù nấu chín 100 độ C vẫn gây hại cho sức khỏe

Có những bộ phận của lợn vừa ít dinh dưỡng lại chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe của người ăn.

Phổi lợn

Theo các nhà khoa học, phổi là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.

Bên cạnh đó, lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày. Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

Ngoài ra, có một số lượng lớn các virus và vi khuẩn lưu trú trong phổi. Lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi.

Không chỉ vậy, lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.

Lòng lợn

Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt làm nam giới. Tuy nhiên, thực phẩm này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe.

Theo các chuyên gia, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân). Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng trùng như giun, sán… và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Những ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, tả, bệnh gan, thận…

Ngoài ra, lòng lợn còn chứa lượng cholesterol có hại cho cơ thể nên cần hạn chế ăn món này.

Gan lợn

Gan là bộ phận đảm nhiệm chức năng giải độc trong cơ thể. Thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ phải đi qua gan để loại bỏ các độc tố. Trong quá trình đó, dù ít hay nhiều thì chắc chắn gan lợn cũng sẽ giữ lại các chất độc như kim loại nặng, chất tăng trưởng trong thức ăn…

Các bác sĩ khuyến cáo, ăn nhiều gan lợn chính là hành động nạp thêm chất độc hại vào cơ thể. Người mắc bệnh tim mạch, người già yếu tốt nhất không nên ăn gan lợn.

Tiết lợn

Trong những thực phẩm có tác dụng bổ sung sắt và bổ máu thì tiết lợn đứng đầu bảng lựa chọn. Tiêu thụ tiết lợn thích hợp giúp chúng ta thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, nếu không may mua phải lợn chết, lợn bệnh thì trong máu chúng sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Chúng không thể bị giết bằng cách nấu ăn bình thường.

Được biết, liên cầu khuẩn gây ra các triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp và thậm chí tử vong. Theo thống kê, ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn.

Thịt cổ lợn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi lợn bị giết, người ta sẽ chọc tiết ở vùng cổ và có rất nhiều máu tích tụ lại ở vùng này. Lợn cũng thường được tiêm thuốc thường xuyên hơn vào vùng cổ.

Ngoài ra, ở cổ lợn, sẽ có một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đồng thời là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, chất độc và các chất có hại của vi khuẩn, vì vậy khi mua thịt lợn, bạn phải tránh mua phần thịt cổ.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-bo-phan-cua-thit-lon-du-nau-chin-100-do-c-van-gay-hai-cho-suc-khoe-27964/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY