Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những dấu hiệu chứng minh bạn đã mắc chứng rối loạn tiêu hóa

Bệnh rối loạn tiêu hóa cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết của bệnh rối loạn tiêu hóa.

Những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy:

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy khá dễ dàng, khi có dấu hiệu đi ngoài thường xuyên trong ngày, phân lỏng như nước. Và thường đau bụng liên tục, khiến cơ thể bắt đầu mệt mỏi, tinh thần suy nhược.

Có thể chia tiêu chảy thành ba loại: Tiêu chảy phân nước ngắn hạn, tiêu chảy phân có máu ngắn hạn, và nếu tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần thì được gọi là tiêu chảy kéo dài.

Táo bón:

Thông thường, người bị táo bón thường có sự thay đổi về số lần đi vệ sinh của mình, số lần đại tiện giảm đi hẳn.

Mỗi lần đi ngoài thường gặp nhiều khó khăn để phân ra, phân thường cứng hơn hoặc viên tròn. Cảm thấy buồn nhưng khi đi ngoài lại không thể nào đi được hoặc có thể khiến bạn đau khi cố rặn.

Nặng hơn táo bón còn kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, tim run, tinh thần dửng dưng, thiếu chú ý, thậm chí còn có thể gây ra thiếu máu nhẹ và suy dinh dưỡng.

Ảnh minh họa

Đau dạ dày:

Đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá.

Bệnh thường có dấu hiệu đau tại thượng vị, cảm giác đau âm ỉ, tức bụng khó chịu. Và tình trạng ợ chua, ợ hơi liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn và không muốn ăn mặc dù đói.

Đầy hơi:

Thông thường, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút chúng ta đã có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt đi, và tiếp tục được công việc của mình. Tuy nhiên ở những đối tượng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu thì hoàn toàn ngược lại.

Thức ăn chậm tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu như sau: Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no, sợ ăn; khi ăn thấy vướng nghẹn vùng cổ họng; ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn. Hoặc bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi và có đau bụng râm ran.

Phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Ăn uống hợp lý:

Chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lí không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, đặc biệt các bệnh về hệ tiêu hóa.

Bệnh nhân cần tuân thủ việc ăn uống đúng giờ, đều đặn, ăn khoa học, chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít đạm, ít dầu mỡ.

Cần hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm nhiều tinh bột, khó tiêu hóa, chất kích thích. Đặc biệt, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê…

Luyện tập thể dục thể thao:

Thường xuyên tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ rất tốt cho phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Luyện tập thể dục thể thao còn rất tốt cho hệ tim mạch, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

Do đó, muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 tập thể dục để giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Ảnh minh họa

Giữ vệ sinh môi trường sống:

Môi trường sống xung quanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của bạn. Luôn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Trên đây là cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Khi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa bạn nên đi khám để điều trị kịp thời, tránh tình trạng tự ý mua thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Đào Trần

Theo chuyên đế Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-dau-hieu-chung-minh-ban-da-mac-chung-roi-loan-tieu-hoa-23693/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY