Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những điều cần biết khi mang thai mẹ bầu không thể bỏ qua

Quá trình mang thai đem lại cho mẹ bầu cảm xúc hạnh phúc xen lẫn lo lắng. Những điều cần biết khi mang thai giúp mẹ tự tin hơn trong thai kỳ.

Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Giai đoạn mang thai mang lại cho chị em nhiều cảm xúc khó tả. Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và em bé có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Những điều cần biết khi mang thai giúp mẹ bầu trang bị kiến thức trong suốt thai kỳ của mình.

1. Tiêm phòng trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu sẽ hoạt động kém hơn bình thường, làm cho nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Một số bệnh nếu mắc phải sẽ gây hậu quả vô cùng nặng nề cho thai nhi. Vì vậy, tiêm phòng vacxin trước khi mang thai là một cách hữu hiệu giúp các phòng tránh một số bệnh cơ bản.

Tiêm phòng trước khi mang thai là điều rất cần thiết

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có. Tất cả các phụ nữ có dự định mang thai nên đi tiêm phòng để phòng một số bệnh nguy hiểm.

Các mũi vaccine chị em nên tiêm trước khi mang bầu như:

- Sởi - Quai bị - Rubella.

- Thủy đậu.

- Cúm.

- Viêm gan siêu vi B.

- Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung.

- Virus viêm gan A.

- Uốn ván: Các chị em cần tiêm phòng trước khi mang thai hoặc vào tuần 27-30 của thai kỳ.

- Viêm màng não.

2. Lịch khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu có thể theo sát sự phát triển của thai nhi, kiểm tra xem em bé đang phát triển khỏe mạnh hay không, có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 3 mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu không nên bỏ qua:

Nên thăm khám thai định kỳ

- Khám thai tuần 11-13 của thai kỳ để đo độ mờ da gáy. Chỉ số độ mờ da gáy giúp bác sĩ có thể dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, vấn đề ở các cơ quan như tim, thận… Chỉ số này càng thấp càng tốt.

- Khám thai tuần tuần 21-24 giúp chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Các khuyết tật ở cơ quan bên ngoài như sứt môi, hở hàm ếch, hoặc các dị dạng ở các cơ quan bên trong nội tạng…

- Khám thai tuần 30-32 của thai kỳ để phát hiện 1 số vấn đề xảy ra muộn. Chẳng hạn như giãn não thất, bất thường ở tim, động mạch, thai phát triển chậm trong tử cung…

- Khám thai tuần 35-36 tuần để kiểm tra tình trạng thai nhi đã thuận ngôi hay chưa, mẹ bầu làm hồ sơ sinh để chuẩn bị đón em bé trào đời.

3. Dinh dưỡng khi mang thai

Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Có 4 nhóm dưỡng chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ để cả mẹ và em bé đều khỏe manh, đó là: tinh bột, đường, đạm và vitamin.

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, chế độ bổ sung dinh dưỡng sẽ khác nhau. Mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ, phân bố bữa ăn hợp lý tránh ăn quá nhiều gây khó hấp thu.

4. Tăng cân khi mang thai hợp lý

Nhiều quan niệm cho rằng mẹ ăn càng nhiều càng tốt cho con. Nhưng điều này vô cùng sai lầm. Tăng cân khi mang thai như thế nào cho hợp lý là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ. Trọng lượng cần tăng khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của bạn trước khi mang thai.

Mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao được thể hiện qua chỉ số BMI, cách tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).

Đối với người có cân nặng bình thường (chỉ số BMI là 18.5-24.9): bạn nên tăng từ 11-16kg trong cả thai kì.

Đối với những người thiếu cân (BMI dưới 18.5) bạn cần tăng 13-18kg trong cả thai kì.

Đối với những người thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9): chạn nên kiểm soát cân nặng sát sao, bạn nên tăng từ 7-11kg trong cả thai kì.

Đối với những phụ nữ béo phì (chỉ số BMI cao hơn 30): bạn nên tăng từ 5-9kg trong cả thai kì.

Nếu như mẹ bầu mang thai đôi: trước khi mang bầu bạn có cân nặng bình thường: cần tăng thêm 17-24kg trong thai kì, nếu bạn thừa cân cần tăng 14-23kg, và tăng 11-19kg nếu bạn bị béo phì.

5. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi khi mang thai

Khi mang thai mẹ bầu không nên làm những công việc nặng, không làm trong môi trường độc hại. Ngoài ra, mẹ bầu không nên đứng lâu, cúi nhiều, đi lại quá nhiều cũng gây ảnh hưởng không tốt tới mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dành ít nhất 30 phút để ngủ trưa và ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày, nên tránh thức quá khuya.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tập thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cũng như độ dẻo dai, giúp cả mẹ con đề tốt hơn. Những bài tập thể dục hợp lý cho bà bầu: bơi lội, đi bộ, yoga…

Những điều cần biết khi mang thai là cẩm nang bỏ túi của chị em phụ nữ trong thai kỳ. Thực hiện tốt những điều trên không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh mà còn giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất.

Khuyên Vũ

Theo chuyên đề Sức Khoẻ Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-me-bau-khong-the-bo-qua-24469/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY