Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những hiểu lầm về bệnh cảm cúm

(SKGĐ) Theo Everwell.com, thời tiết thất thường là “cơ hội” cho các loại virus cúm hình thành và phát triển. Muốn cúm không “gõ cửa” bạn thì trước mắt bạn cần loại bỏ những sai lầm ngớ ngẩn sau đây.

Không có thói quen rửa tay thường xuyêndễ bị lây nhiễm cảm cúm

92% số người được phỏng vấn trong một cuộc điều tra đã thừa nhận rằng họ ít có thói quen rửa tay sau khi sử dụng các thiết bị, phương tiện nơi công cộng.

Trong khi đó theo các chuyên gia thì rửa tay là một thói quen cực kỳ đơn giản nhưng lại có tác dụng phòng tránh các chứng bệnh lây nhiễm rất hiệu quả, một trong những căn bệnh đó là chứng cảm cúm.

Ngay cả khi đã mắc cúm thì việc rửa tay sau khi che miệng để ho, hắt xì hơi, sổ mũi cũng là một thói quen cần thực hiện để không phát tán virus lây nhiễm ra môi trường xung quanh.

Động chạm vào nơi cư trú của ổ vi khuẩn của cảm cúm

Bằng mắt thường bạn khó có thể nhìn thấy được nơi cư trú cũng như sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn, nhưng xin khuyến cáo với bạn rằng: Sau khi đã rửa sạch tay nên hạn chế tiếp xúc với những nơi tiềm ẩn nhiều vi khuẩn như chậu rửa mặt, các thiết bị nơi công cộng, những vật dụng đối màu, những vết nhơ bẩn có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường….

Dùng thuốc kháng sinh để trị cảm cúm

Điều này thật quá sai lầm, hãy nhớ rằng cúm là do virus gây nên trong khi đó thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với những loại vi khuẩn.

Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp này không mang lại bất cứ hiệu quả nào, thậm chí nó còn gây nên những hệ lụy tương tác thuốc không mong muốn.

Phụ thuộc vào thuốc xịt mũi

Khi bị cảm cúm bạn thường rất dễ bị kèm theo cảm giác nghẹt mũi khó chịu và thuốc thông xịt mũi chính là “thần dược” cứu cánh cho bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng thuốc thông xịt mũi dưới hai lần/ngày, và chỉ nên “cầu viện” chúng dưới 3-4 ngày.

Lưu ý: Bạn không nên dùng chung thuốc xịt mũi bởi điều này dễ khiến các loại vi khuẩn truyền nhiễm lây lan nhanh chóng sang mũi bạn, như vậy tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ và khó khắc phục hơn.

Nhầm tưởng cảm lạnh và cảm cúm

Đây là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau, vậy nên cách điều trị của chúng cũng không giống nhau nhưng trên thực tế lại có không ít người nhầm lẫn.

Cảm cúm: Khi có dấu hiệu người nóng hừng hực, kèm theo ho khan dữ dội, nhức đầu, đau nhức cơ toàn thân, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, mệt mỏi…

Cảm lạnh: Là một phản ứng của cơ thể với thời tiết lạnh mà nhiều người vẫn nhầm lẫn là bệnh cúm. Người bị cảm lạnh thường có cảm giác đau họng, ho, đau người hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, mệt mỏi nhẹ.

Bệnh "cúm" nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với chứng "cảm lạnh". So với cúm dịch, chứng cảm lạnh thông thường có diễn biến chậm hơn và không bị biến chứng vào phổi. Vậy nên cần phân biệt rõ cảm cúm và cảm lạnh để có được hướng điều trị đúng đắn và hiệu quả.

Lạm dụng thuốc giảm đau trị cảm cúm

Tính năng nổi trội của thuốc giảm đau là giúp bạn có được cảm giác dễ chịu nhanh chóng do không còn bị những cơn đau cơ hay đau đầu hoành hành khi mắc cúm.

Tuy nhiên, thuốc luôn là con dao hai lưỡi, nó tiềm ẩn những hệ lụy xấu bên cạnh những tác dụng chính và một trong những tác hại rõ ràng nhất chính là việc làm suy hại chức năng gan.

Chính vì thế, trước khi dùng thuốc giảm đau cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng, cách dùng và đặc biệt không lạm dụng, không lệ thuộc vào thuốc.

Thu Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-hieu-lam-ve-benh-cam-cum-18555/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY