Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những loại thảo dược đánh bay cơn cảm cúm một cách thần kỳ

Hiện nay, thời tiết đang chuyển biến một cách thất thường gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của chúng ta và bệnh cảm cúm là một trong số những bệnh được nhắc đến rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây.

Khi mắc chứng bệnh này, chúng ta luôn nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không thể nào được dùng một cách tùy tiện mà phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chúng ta cứ mãi mê dùng thuốc kháng sinh nhưng không biết đến việc, nếu uống quá nhiều sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc và dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh cảm cúm là một bệnh thông thường, không nên dùng quá nhiều thuốc dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bản thân chúng ta mắc phải chứng bệnh này thì cần bỏ ra một khoảng thời gian để tịnh dưỡng cho bản thân. Mặt khác, bệnh cũng cần bổ sung thật nhiều nước, ăn những thức ăn bổ dưỡng để lấy lại sức đề kháng cũng như năng lượng cho bản thân.

Cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến trong giai đoạn thời tiết trở mùa này

Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược có tác dụng tăng khả năng phòng ngừa bệnh tái diễn lại và phần nào hỗ trợ cho việc điều trị viêm họng, sốt… Theo y học cổ truyền đã nghiên cứu, việc sử dụng thảo dược không chỉ mang lại cho chúng ta một không gian thư giãn, thoải mái mà còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều trị cảm cúm.

Sau đây là một số loại thảo dược sẽ giúp bạn có thể “đánh bay” căn bệnh cảm cúm trong một khoảng thời gian ngắn được nhiều người thường xuyên sử dụng để thay cho các loại thuốc tây hiện nay.

1. Cúc tần

Cúc tần là một vị thuốc được nhắc đến đầu tiên và nhiều nhất với vai trò điều trị cảm cúm “thần kỳ”. Trong cúc tần có chứa vị đắng, mùi thơm và cả tính ấm. Nếu ai mắc phải những bệnh như phong hàn, tiêu độc, giảm nhiệt,.... thì sẽ thấy ngay hiệu quả đến bất ngờ của loại thảo dược này.

Một số bài thuốc được dùng từ cúc tần như lấy lá của nó đem đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hoặc dùng nấu canh để ăn. Sau khi sử dụng loại thuốc này, cơ thể của chúng ta tiết ra rất nhiều mồ hôi, mang lại một tinh thần khỏe khoắn, dẽ chịu.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng hỗn hợp lá cúc tần với một số thực phẩm khác như sả, lá chanh,…đem đi nấu nước uống hoặc dùng nước để xông cũng mang lại hiệu quả không kém.

2. Tía tô

Tía tô một loại thực phẩm dùng để ăn sống rất ngon và ngọt. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho rằng, trong tía tô có những thành phần giúp giả cảm rất hiệu quả mà ít ai biết đến. Trong lá tía tô có vị cay, có mùi thơm và có cả tính ấm. Khi người bị cảm cúm sử dụng sẽ thấy cơ thể bắt đầu toát mồ hôi.

Để tía tô trở thành một trong những bài thuốc trị cảm cho bản thân và gia đình thì hãy bỏ túi một số cách sau. Lấy lá tía tô dập nát, chắt lấy nước uống hoặc cũng có thể dùng nó bỏ vào cháo nóng sử dụng như một phương thức giải cảm hiệu quả.

Nếu bị cảm lạnh do đi mưa, sổ mũi và đau nhức mũi, buồn nôn thì hãy sử dụng hỗn hợp lá tía tô, hành hoa, vỏ quýt, một ít gừng đem nấu nước uống khi còn nóng. Sử dụng tía tô ăn chung với rau sống phần nào giảm được những cơn ho phiền phức. Song, không nên nấu tía tô chung với cá chép vì chúng sẽ sinh ra mụn nhọt trên gương mặt của bạn.

3. Lá bưởi

Một trong những vị thuộc dân gian có vị cay nồng, đắng và tính ấm phù hợp chữa trị một số bệnh như cảm, sỗ mũi, ho, nhức đầu,…đó chính là bưởi. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp với lá sả, hương nhu và lá tre, cho vào nồi lấy lá chuối bịt kín miệng, đun sôi rồi xông.

Ngoài ra, nếu bạn đang bị ho đờm thì hãy thử dùng cùi bưởi đem đi cắt miếng mỏng rồi bỏ vào nước sôi đun. Sau đó đem ra vắt kiệt nước, ngâm chung với đường 1 tuần. Sử dụng nước này ngậm mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả một cách tức thời.

4. Mùi tàu

Một loại thảo dược không quên nhắc đến đó chính là mùi tàu. Đây là một loại rau thơm được dùng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt Nam. Loại rau này được biết đến với vị đứng, mùi thơm đặc trưng không lẫn với các loại khác, có cả tính ấm dùng để giải cảm rất hiệu quả.

Kết hợp thêm một số thực phẩm khác như ngải cứu, mùi tàu, cúc tần, gừng sắc lấy nước uống rồi dùng chăn quấn quanh người khoảng 10 phút để toát mồ hôi. Bạn sẽ có cảm giác thật dễ chịu sau khi sử dụng biện pháp này.

5. Tỏi tía

Tỏi tía là thảo dược xuất hiện từ rất lâu đời, bên cạnh đó, nó cũng đảm bảo được tính an toàn khi sử dụng. Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, kích thích hô hấp, làm thông thoáng đường thở. Dùng tỏi hàng ngày có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm cảm lạnh khi nhiệt độ xuống thấp.

Để mau chóng lấy lại được sức khỏe tốt nhất, hãy lấy tỏi tím giả ra rồi ngửi nhiều lần trong ngày. Đây được gọi là xông mũi, song phương thức này cũng không ảnh hưởng gì đến đường thở của bạn. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể ăn tỏi sống hoặc giã lấy nước để uống. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

6. Sả

Sả là một loại thực phẩm quen thuộc trong các gian bếp ngày này, sả cũng góp mặt trong rất nhiều những món ăn của người Việt Nam. Không những thế, nó còn là một trong số những dược liệu được sử dụng phổ biến trong giới y học.

Cây sả có vị cay, tính ấm vào 2 kinh: phế và vị, được dùng làm thuốc chữa cảm lạnh, ho do lạnh...rất hiệu quả. Bạn hãy thử dùng một ít sả tươi hoặc sả khô cho ra ly, sau đó đổ nước sôi vào và uống lúc còn nóng. Cơn cảm của bạn sẽ tan biến trong khoảng thời gian rất ngắn.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-loai-thao-duoc-danh-bay-con-cam-cum-mot-cach-than-ky-28124/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY