Gan lợn xào giá đỗ
2 lọai thực phẩm này không được phép kết hợp với nhau. Bởi trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị ôxy hoá và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.
Ngoài ra không nên nấu gan động vật chung với rau cần, rau mùi, cải xoăn. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao.
Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic khi ăn kèm gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Gan lợn cũng không nên cho xúp lơ vào. Trong xúp lơ chứa nhiều chất xơ, một chất xơ có thể kết hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan heo, giảm thấp sự hấp thu của cơ thể đối với những nguyên tố vi lượng này.
Thịt chó - nước chè
Sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó, bạn chớ nên uống trà ngay, nếu không sẽ bất lợi cho sức khỏe.
Bởi vì, trong thịt dê và thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu như sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó mà uống ngay trà thì axít tannnic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê, thịt chó tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón.
Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe.
Nhân sâm - hải sản
Theo Y học cổ truyền, hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người dùng. Khi đã dùng nhân sâm, bạn cần kiêng ăn tất cả các loại hải sản và củ cải các loại trắng, đỏ… vì chúng đều kỵ nhân sâm.
Hải sản - Vitamin C
Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược lại.
Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người. Vì vậy cần kiêng kỵ ăn hải sản với thực phẩm này.
Dưa chuột - Cà chua
Lý do là dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Sữa đậu nành - Trứng gà
Mỗi buổi sáng thức dậy, một số mẹ cẩn thận chuẩn bị bữa sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dinh dưỡng từ sáng sớm nên rất nhiều mẹ chuẩn bị khẩu phần bao gồm trứng chiên và cốc sữa đậu nành hoặc là một cốc sữa đậu nành sau khi ăn trứng để làm dịu cơn khát của chúng.
Trên thực tế, nếu sử dụng riêng từng loại một thì rất tốt nhưng khi kết hợp với nhau thì sẽ gây ra những tác hại. Khi ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với chất ức chế trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
Đậu hủ - Hành
Hành chứa axit oxalic khi kết hợp cùng với canxi trong đậu phụ tạo thành chất khó hòa tan là calci oxalat, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Nếu bạn ăn cùng lúc hai loại thực phẩm này trong thời gian dài ngày sẽ gây thiếu canxi trầm trọng, đồng thời dễ tạo sỏi.
Khoai tây - Cà chua
Pectin và nhựa Phenolic có trong cà chua, kết hợp với lượng tinh bột cao của khoai tây có thể gây nên tình trạng rối loại tiêu hóa, khó tiêu, gây đau bụng, tiêu chảy, ở những bạn có hệ tiêu hóa kém.
Sữa - Cam/quýt
Nguyên nhân là do protein trong sữa hễ gặp phải axit trong loại quả trên sẽ bị kết tủa, gây khó tiêu và hấp thụ. Các loại hoa quả có tính axit cũng gây tác dụng tương tự.
Vì thế, chúng ta không ăn cam, quýt 1 tiếng trước và sau khi uống sữa.
Cà rốt - Củ cải
Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Vì thế, đồng sử dụng 2 thực phẩm chẳng khác nào bạn vô tình tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào trong cơ thể.
Qủa hồng - Cua
Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Thậm chí nó còn có thể tạo thành sỏi, gây tắc nghẽn trong đường tiêu hoá.
Quỳnh Hoa (T/H)
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: