Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những lưu ý khi sơ cứu người bị đuối nước mà không phải ai cũng hiểu rõ

Đang vào mùa hè, tình trạng đuối nước hiện nay đang gia tăng đáng kể. Bạn cần hiểu rõ những lưu ý, nguyên tắc trong sơ cứu để có thể xử lý đúng cách khi gặp phải những trường hợp đuối nước đang xảy ra.

Thời điểm sơ cứu thích hợp nhất để tăng cơ hội sống cho nạn nhân

Đuối nước là một dạng của ngạt thở, do hít quá nhiều nước vào phổi hoặc do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước.

Nếu ngừng thở liên tục kéo dài trong khoảng từ 20 giây đến 5 phút thì nạn nhân sẽ đạt đến ngưỡng thở, nhịp thở lại xuất hiện, lúc này nạn nhân sẽ hít vào một lượng nước vào thanh quản và phổi. Sau đó lại tiếp tục xuất hiện cơn ngừng thở lần 2, cứ lần lượt như vậy nước sẽ tràn vào phổi, thiếu ôxy khiến nhịp tim chậm dần, rối loạn nhịp tim, ngừng đạp và tử vong.

Vì vậy, thời gian tốt nhất để ngăn chặn những tiến trình trên là khoảng 1-4 phút đầu tiên khi nạn nhân chìm xuống nước.

Nguyên tắc cấp cứu nạn nhân đuối nước

Đối với trường hợp nạn nhận còn tỉnh (còn giãy giụa dưới nước):

- Ném phao, cành cây, dây thừng… hoặc bất cứ thứ gì có thể để nạn nhân bám vào và kéo nạn nhân lên bờ. Tuyệt đối không được nhảy xuống nước nếu không biết bơi và không có kỹ năng cứu người đuối nước.

- Nếu đã xuống nước cứu, khi tiếp xúc với nạn nhân cần nắm phần tóc của nạn nhân và giữ phần đầu nhô lên khỏi mặt nước, tát vào mặt nạn nhân thật mạnh để gây phản xạ hồi tỉnh vì trong trường hợp này ý thức của nạn nhân đang rơi vào hoảng loạn, có thể níu chặt bất cứ thế gì, kể cả người cứu nạn.

- Khi đã tiếp xúc được nạn nhân, nhanh chóng quàng ta qua nách nạn nhân hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ và tiến hành ngay những sơ cứu tại chỗ.

Đối với truong hợp nạn nhân đã bất tỉnh dưới nước:

- Tuyệt đối không cứu người khi không biết bơi. Đồng thời gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyển để cứu.

- Khi đã đưa được nạn nhân vào bờ thì cần phải giữ ấm cho nạn nhân và đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí.

- Sau đó tiến hành cấp cứu cho nạn nhân.

Cách sơ cứu tại chỗ khi đã đưa nạn nhân lên bờ

- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập, không có mạch, không có bất cứ phản xạ nào của sự sống thì phải ấn tim ngoài lồng ngực

- Dúng hai tay chồng lên nhau tại vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/phút. Bên cạnh đó, bạn cần dùng gạc hoặc khăn vải để lấy đờm dãi hoặc các dị vât ra khỏi miệng của nạn nhân, khai thông đường thở.

- Sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo đến khi nạn nhân hổi tỉnh.

Những điều cần lưu ý:

- Ấn tim ngoài lồng ngực từ 15-30 nhịp thì bắt đầu hà hơi thổi ngạt 2 lần rồi lại tiếp tục chu kì.

- Nếu có hai người sơ cứu thì một người hà hơi thổi ngạt một người ấn tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh. Phải kiên trì thực hiện cách sơ cứu này. Nếu nạn nhân đã hồi tỉnh, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Sau khi nạn nhân tỉnh lại và nôn ra nhiều nước cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng tránh tình trạng nước chảy ngược vào thanh quản. Nới rộng quần áo, giữa ấm và kê cao gối cho nạn nhân.

Những sai lầm tuyệt đối khi sơ cứu nạn nhân bị đuối nước

- Không được dốc ngược nạn nhân, vác lên vai chạy để sơ cứu.

- Khi đang đưa nạn nhân đến cơ sở y tế thì không cần hô hấp nhân taọ hay ép tim nữa.

Hai việc làm trên sẽ khiến nạn nhận mắc các di chứng não nếu nạn nhân còn sống.

Bạn cần lưu ý những thông tin cũng như những điều cần tránh để có cách sơ cứu đúng đắn nhất đối với người bị đuối nước. Đây cũng là kỹ năng của mối người khi mùa hè - mùa của đuối nước đang đến.

Thanh Quế

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-luu-y-khi-so-cuu-nguoi-bi-duoi-nuoc-ma-khong-phai-ai-cung-hieu-ro-23076/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY