Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những người mắc các bệnh này không nên ăn rau muống

Do môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan.

Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp. Theo The Star, cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Loại rau bình dân và rẻ tiền này đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Ăn rau muống có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.

Tuy nhiên do môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan. Ngoài ra, ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Do đó quá trình sơ chế rau muống cần rửa sạch, ngâm muối và tốt nhất là nấu chín.

Những người mắc bệnh này không nên ăn rau muống:

Những người suy thận

Những người mắc chứng viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, suy thận không nên ăn rau muống. Bởi rau muống chứa hàm lượng muối khoáng cao, canxi, Kali cao, không tốt cho người suy thận.

Người đau xương khớp

Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức. Theo Đông Y, rau muống có tính phong, không tốt cho người đau, nhức mỏi xương khớp.

Người bị tiêu chảy

Vì rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Bởi thế, những người mắc các bệnh đường ruột, tiêu chảy ăn vào rất dễ nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy kéo dài.

Người có vết thương hở

Những người có vết thương hở, đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống. Vì rau muống có thể kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Người hay bị ngộ độc

Rau muống là loại rau nằm trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính..

Người đang uống thuốc

Ngoài ra những người có cơ thể yếu, đang uống thuốc Đông y cũng nên hạn chế ăn rau muống. Vì loại rau này sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc. Đặc biệt, những người có bụng dạ yếu càng không nên ăn rau muống vì chúng thường chứa rất nhiều ký sinh trùng vì được trồng ở dưới ao hồ. Những đối tượng này mà ăn phải rau muống sống, chưa được rửa sạch sẽ thì rất dễ bị đau bụng, khó tiêu, dị ứng.

Phụ nữ mang thai có triệu chứng bệnh

Theo khuyến cáo, những mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức do viêm khớp, bị bệnh gout hay viêm đường tiết niệu do sỏi, cao huyết áp không nên ăn rau muống. Bởi trong rau muống có chứa một loại ký sinh trùng sán lá ruột có tên gọi Fasciolopsis buski, nó sẽ “tấn công” vào cơ thể khi mẹ bầu gây đau bụng, khó tiêu.

Nguy hiểm hơn, rau muống là một trong những loại rau lá có hàm lượng thuốc trừ sâu khá cao, có thể gây ngộ độc thực phẩm, đồng thời làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nếu mẹ bầu ăn phải. Do đó, mẹ nên hạn chế ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ và con.

Người bị gout, sỏi thận

Ăn rau muống sẽ khiến người bệnh gout, sỏi thận có những biến chứng, cơn đau buốt kéo dài do kí sinh trùng sán lá chúng sinh sống và phát triển xâm nhập vào cơ thể và bám vào thành ruột gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng và đau bụng.

Dưới đây là những điều cấm kỵ bạn nên biết khi ăn rau muống:

Ăn rau muống trái mùa

Rau muống là loại cây dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn để đem bán ra thị trường nhằm kiếm lời.

Bởi vậy, ăn rau muống trái mùa thường không an toàn bởi lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng trong rau nhiều hơn, từ đó nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ăn cùng với sữa

Không nên ăn rau muống cùng với sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

Ăn rau muống sống hoặc chưa chín

Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…

Nếu rửa rau hoặc chế biến chưa kỹ, có thể gây ra ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Hơn nữa, khi ăn rau muống sống hoặc chưa chế biến kỹ, ký sinh trùng sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-nguoi-mac-cac-benh-nay-khong-nen-an-rau-muong-27280/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY