Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những người tuyệt đối không nên ăn dứa để trang mạng hại vào thân

Quả dứa có vị ngọt dễ ăn, lại có nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp, tuy nhiên, đây cũng lại là loại quả không phải ai cũng có thể ăn được.

Dứa là loại quả ngon, có vị ngọt và bổ dưỡng nên cực kỳ được yêu thích trong mùa hè. Dứa có nhiều chất dinh dưỡng như muối khoáng, vitamin và nhiều chất quý, đặc biệt là glucid, canxi, photpho và vitamin C... Dù tốt là vậy, tuy nhiên phải biết ăn dứa đúng cách sẽ tạo nên những lợi ích cho cơ thể, nếu không đây chính lại chính là loại trái cây gây nên nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của bạn.

1. Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng

Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, một cốc dứa có 70 đến 85 calo và cung cấp 131% nhu cầu vitamin C hằng ngày. Một chén dứa tươi chứa 82 calo, 2 mg natri, 22 gram carbohydrates tổng số, 1 gram protein, 131% vitamin C, 2% canxi, 2% vitamin A và 2% sắt. Do đó chúng được biết đến với tác dụng có thể chữa trị một loạt các tình trạng sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường và hen suyễn. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, tăng cường xương, ngừa ung thư, giảm cục máu đông, chống viêm.

Về thành phần hóa học, trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v...

Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein thành các axit amin. Chính vì thế quả dứa được tận dụng để ướp thực phẩm cho chóng nhừ.

Ngoài ra, trong công nghiệp dược phẩm, người còn chiết xuất bromelin từ vỏ và lõi dứa để đưa vào thành phần thuốc điều trị ung thư.

2. Những lưu ý khi ăn dứa

- Không ăn dứa xanh (dứa chưa chín): Lúc dứa chưa chín rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột. Vì vậy, không ăn và uống dứa khi còn xanh.

- Không ăn dứa dập, nát: Vì dứa thường mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên sẽ là nơi cú trú lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc. Nếu dứa bị dập, nát những vi khuẩn, nấm mốc đó có thể xâm nhập vào trong quá dứa, gây tình trạng ngộ độc cho người ăn.

- Nếu ăn trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.

- Không ăn dứa khi đói: Các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa sẽ tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột khi ăn dứa lúc bụng rỗng, khiến cơ thể bạn có cảm giác nôn nao, khó chịu.

- Đặc tính axit cao của dứa có thể gây ra quá trình háo học trong miệng khi ăn, chúng làm mềm răng, gây sâu răng, đặc biệt với người đang có vấn đề về răng miệng.

3. Những người không nên ăn dứa

- Phụ nữ mang thai

Trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất này càng cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Ngoài ra, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy, rất nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

Tuy nhiên với những phụ nữ đang ở tháng cuối thai kỳ, nên ăn dứa ở mức độ vừa phải để kích thích cơ co bóp tử cung, giúp dễ dàng sinh nở.

- Người bị bệnh dạ dày

Dứa là một "kẻ thù" đối với những người bị bệnh dạ dày, bởi dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.

- Người hay ngộ độc

Quả dứa là nơi lý tưởng để các ký sinh trùng có thể cư trú trên các khe lỗ nên những người thường xuyên bị ngộ độc không nên ăn.

Còn đối với người bình thường, khi ăn dứa phải gọt thật kỹ các mắt, các khe, tránh ăn phải chất độc do ký sinh trùng gây ra.

- Người hen phế quản, viêm mũi họng, có bệnh chảy máu

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

- Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.

- Những người thừa cân, đái tháo đường

Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho những người thừa cân béo phì hoặc những người đang ăn kiêng.

Cũng chình vì chứa lượng đường cao nên những người bị bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ.

- Ngoài ra, những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

Hà Thanh

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-dua-de-trang-mang-hai-vao-than-27291/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY